Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại Hội thảo

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo "Phát triển chăm sóc và giáo dục Mầm non Việt Nam: Vấn đề và giải pháp" do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ngân hàng thế giới phối hợp tổ chức khai mạc ngày 25-3, tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cùng đại diện các bộ, ngành trung ương, các địa phương, đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà quản lý giáo dục mầm non (GDMN),  nhà khoa học, nhà giáo, đã có mặt để cùng thảo luận tìm giải pháp cho vấn đề phát triển GDMN.

Báo cáo tại Hội thảo nêu rõ: năm học 2008-2009 cả nước đã có 12.336 trường mầm non; trong đó có 6.866 trường công lập và 5.500 trường ngoài công lập; tổng số trẻ đến trường, lớp là 3.628.114 cháu, tăng 201.534 trẻ so với năm học trước; cả nước đã có trên 130.000 phòng học, trong đó có 48.200 phòng học kiên cố (chiếm tỷ lệ 37%), 54.000 phòng bán kiên cố (42%).

Năm học 2009-2010, Chương trình GDMN mới đã bắt đầu được triển khai ở những nơi có điều kiện thuận lợi về kinh tế- xã hội trong cả nước. Đến nay, đã có trên 90% giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩn trung cấp sư phạm mầm non trở lên, trong đó 28% trên chuẩn và khoảng 60% đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định. GDMN đã đẩy mạnh việc triển khai đổi mới hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý. Từ đó, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ không ngừng được cải thiện thể hiện ở tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các trường mầm non toàn quốc bình quân hàng năm giảm xuống 2,1%.

Tuy nhiên, GDMN hiện còn gặp nhiều khó khăn. Năm học 2008-2009, vẫn còn khoảng 15% số xã chỉ mới có 1-2 lớp mẫu giáo gắn với trường tiểu học hoặc lớp mẫu giáo độc lập đặt ở trung tâm xã, vẫn còn nhiều thôn bản ở xa chưa có phòng học để mở lớp mẫu giáo. Vùng đồng bào dân tộc có 221.780 trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi, nhưng chỉ có 141.330 trẻ em ra lớp, chiếm 63%. Tình trạng chung là chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các vùng nông thôn và vùng khó khăn còn thấp. Tuy tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo khá cao, nhưng phần lớn được đào tạo chắp vá, qua nhiều hệ, nhiều loại hình đào tạo, nên năng lực thực tế chưa tương thích với trình độ đào tạo. Khó khăn về trường, lớp, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên đã tạo ra sự phân cực lớn về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ giữa vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn với thành thị và những nơi thuận lợi về kinh tế - xã hội.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị  Nghĩa cho biết, từ nay đến 2015, GDMN Việt Nam tập trung thực hiện để đạt được các mục tiêu của Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi với một nguồn lực huy động khá lớn. Ngoài ngân sách của Chính phủ, của địa phương và sự đóng góp của nhân dân, Việt Nam rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ của các nhà tài trợ trong và ngoài nước. Đặc biệt, là cùng thảo luận, góp ý về định hướng thiết kế dự án Phát triển và GDMN cho trẻ em khó khăn ở Việt Nam từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới (Dự án hỗ trợ đầu tiên cho GDMN Việt Nam).

                                                                                    Theo ND

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục