Chiều 7-6, ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, đã có văn bản trả lời báo chí về các ý kiến liên quan đến đáp án môn lịch sử đề thi tốt nghiệp THPT 2010.

Thí sinh làm bài thi tại hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM chiều 4-6 - Ảnh: Minh Đức

Theo ông Nghĩa, Bộ GD-ĐT có ý kiến về vấn đề trên như sau: Đề thi và đáp án môn lịch sử có nội dung nằm trong chương trình THPT và sách giáo khoa hiện hành. Đáp ứng các yêu cầu của đề thi theo quy chế thi tốt nghiệp THPT; hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng là tài liệu để hướng dẫn giáo viên dạy đúng trọng tâm, trong đó nêu những nội dung cơ bản nhất yêu cầu học sinh phải nắm được và với kiến thức, kỹ năng đó học sinh có thể đỗ tốt nghiệp, không đặt ra yêu cầu với học sinh khá, giỏi.

Tuy nhiên, như đã phản ánh từ các số báo trước, vấn đề bức xúc trong giáo viên và học sinh là sự “tiền hậu bất nhất” của Bộ GD-ĐT trong việc hướng dẫn ôn thi và ra đáp án hướng dẫn chấm thi.

Trả lời của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đã không đề cập gì đến công văn 1556 hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp của bộ ngày 29-3-2010. Công văn này yêu cầu địa phương ôn tập cho học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Thực hiện đúng hướng dẫn của bộ, học sinh nhiều tỉnh thành mất 2 điểm bài thi lịch sử. Cho đến khi các hội đồng chấm bắt đầu chấm bài từ ngày 7-6, bộ vẫn chưa có hướng dẫn gì thêm về việc này. Và như vậy, phần thiệt thòi này đã bị đẩy hoàn toàn về phía thí sinh.

Cô Trần Thị Ngọc Đông, tổ phó tổ lịch sử Trường THPT Châu Văn Liêm (TP Cần Thơ), cho rằng: “Theo tôi, nếu chấm theo chuẩn sẽ có lợi hơn cho học sinh. Còn chấm theo đáp án này, quá thiệt thòi cho những học sinh được ôn tập đúng theo hướng dẫn của bộ. Thầy Nguyễn Văn Hải, giáo viên Trường THPT Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, nói: “Linh động kiểu gì cũng phải theo đáp án của bộ. Giám khảo chấm nới lỏng kiểu gì cũng không thể bù được 2 điểm học sinh đã mất”.

Một giáo viên Trường THPT Lưu Văn Liệt, Vĩnh Long cho rằng: “Tôi cũng biết rất nhiều trường, nhiều giáo viên dạy hoàn toàn theo sách chuẩn kiến thức để nhẹ nhàng nhất cho học sinh. Giờ vì chuẩn mà mất điểm. Theo tôi, để mở rộng quyền lợi cho học sinh, bộ cần một điều chỉnh chung mới có thể có chuyện đều tay giữa địa phương này và địa phương khác”.

Cô Phạm Thị Bích Tuyền, tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM, nói: “Chúng tôi cũng được yêu cầu dạy theo chuẩn này để không quá lệ thuộc vào sách giáo khoa, giảm tải cho học sinh. Giờ chính học sinh chúng tôi gánh thiệt thòi. Học sinh mất niềm tin vào thầy cô. Với đáp án này, sách chuẩn của bộ đã thành không chuẩn. Vậy sang năm nếu bộ có hướng dẫn ôn thi theo tài liệu này, tài liệu khác liệu mình sẽ làm thế nào? Và phần điểm thiệt thòi này bộ có hướng giải quyết nào để tạo thuận lợi hơn cho học sinh?”.

                                                                                    Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục