Theo lãnh đạo Bộ GDĐT, các hội đồng chấm thi tốt nghiệp phải bố trí giám khảo chấm lần một và lần hai ngồi ở hai phòng chấm khác nhau. Chậm nhất là ngày 14.6, các đơn vị gửi chuyển phát nhanh đĩa CD lưu các file dữ liệu đã xử lý và chấm thi chính thức về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Bộ GDĐT.

Khớp phách ngẫu nhiên ít nhất 20% số bài thi tự luận

Bộ GDĐT yêu cầu các hội đồng chấm thi phải đảm bảo tuyệt đối chính xác, bí mật và an toàn khâu làm phách, tiến hành nghiên cứu, thảo luận kỹ về đáp án, biểu điểm và thực hiện nghiêm túc khâu chấm chung ban đầu theo quy định của quy chế. Để tránh để xảy ra sai sót trong khâu hồi phách và vào điểm thi, mỗi hội đồng chấm thi tiến hành khớp phách ngẫu nhiên ít nhất 20% số bài thi tự luận để kiểm tra độ chính xác của việc quản lý chấm thi bằng máy tính.

Theo quy định của bộ, với chấm bài thi trắc nghiệm, việc quét phiếu trả lời trắc nghiệm phải được giám sát chặt chẽ.

Trước khi quét phải lập biên bản mở niêm phong; sau khi quét phải lập biên bản niêm phong. Các thành viên tham gia xử lý phiếu TLTN tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu TLTN của thí sinh (TS) với bất kỳ lý do gì. Sau khi quét, tất cả phiếu TLTN và phiếu thu bài thi được niêm phong, lưu giữ và bảo mật tại đơn vị.

Đối với chấm thi tự luận, phải bố trí đủ giám khảo chấm thi tự luận (bình quân 1 giám khảo chấm 75 - 100 bài/ ngày) để chấm đúng tiến độ đề ra. Riêng đối với môn lịch sử và địa lý, có thể điều động làm giám khảo những giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu các trường phổ thông của tỉnh đã dạy các môn thi này ở cấp THPT ít nhất 2 năm.

Mỗi bài thi tự luận phải được hai giám khảo chấm độc lập, ghi điểm riêng theo số phách vào phiếu chấm cá nhân.

Xử lý kết quả 2 lần chấm độc lập như sau: Điểm toàn bài bằng nhau hoặc lệch dưới 1,0 điểm: Hai giám khảo thảo luận thống nhất điểm, rồi ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của TS; điểm toàn bài lệch nhau từ 1,0 điểm đến dưới 2,0 điểm: Hai giám khảo đối thoại và báo cáo tổ trưởng tổ chấm thi để thống nhất điểm, sau đó ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của TS. Nếu đối thoại không thống nhất được điểm thì tổ trưởng tổ chấm thi quyết định điểm; tổ trưởng tổ chấm thi và hai giám khảo ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của TS. Điểm toàn bài lệch nhau từ 2,0 điểm trở lên: Tổ trưởng tổ chấm thi tổ chức chấm lần thứ ba, phân công một giám khảo khác chấm trực tiếp vào bài thi của TS bằng màu mực khác…

Xử lý nghiêm cán bộ chấm thi dễ dãi

Ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GDĐT - cho biết, để khắc phục việc chấm “lỏng”, chấm “chặt”, đảm bảo công bằng trong chấm thi, năm nay bộ tăng số lượng bài chấm chung của mỗi môn lên ít nhất 15 bài (năm trước là 10 bài).

Mặt khác, Bộ GDĐT sẽ điều động thanh tra của sở thứ ba (không phải thanh tra của sở có bài, cũng không phải thanh tra của sở chấm bài) đến làm nhiệm vụ thanh tra việc chấm điểm ở các hội đồng chấm thi. Theo ông Nghĩa, nếu trong tổ chấm thi có ý kiến thắc mắc không tự giải quyết được, hoặc phát hiện có sự nhầm lẫn trong hướng dẫn chấm thi thì lập biên bản đề nghị chủ tịch hội đồng chấm thi xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, tuyệt đối không được tự thay đổi hướng dẫn chấm thi và biểu điểm.

Đặc biệt, bộ sẽ xử lý thật nghiêm đối với những bài làm vi phạm quy chế hoặc cán bộ không thực hiện đúng quy chế chấm thi. Bên cạnh đó, cũng sẽ xử lý nghiêm cán bộ chấm thi có những biểu hiện dễ dãi, bỏ qua lỗi trong bài làm của TS, dẫn đến kết quả chấm không phản ánh đúng thực chất.

Mọi TS đều có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở lớp 12 từ 1 điểm trở lên. Và cuối cùng, điểm của bài thi sẽ được điều chỉnh khi điểm chấm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 1 điểm trở lên đối với môn ngữ văn và từ 0,5 điểm trở lên đối với các môn thi khác... Thời gian nhận đơn phúc khảo là 7 ngày kể từ ngày có kết quả thi (từ ngày 18 – 25.6). 

                                                                                           Theo LD

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục