Sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM trong giờ thực hành thí nghiệm.

Sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM trong giờ thực hành thí nghiệm.

Mô hình ĐH 3 tầng: ĐH nghiên cứu, ĐH đa ngành và các trường cao đẳng là lời giải hiệu quả cho bài toán quy mô – chất lượng, đào tạo – sử dụng, học chữ - học nghề...

Về cơ bản, giáo dục ĐH nước ta hiện nay vẫn là giáo dục cho số ít khi trên dưới 15% thanh niên trong độ tuổi vào ĐH. Thiếu tính cạnh tranh cao như thường thấy ở các nước, nên chất lượng giáo dục càng cần được bảo đảm và thực hiện nghiêm túc, nhất quán bằng các quy định, chính sách của Nhà nước. Giữ vững phân tầng ĐH là góp phần nâng cao chất lượng. 

 
Lời giải cho nhiều bài toán
 
Phân tầng ĐH hiểu một cách cụ thể là sự phân chia hệ thống ĐH thành nhiều loại trường như có tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo hàn lâm hay nghề nghiệp với sự đa dạng các chương trình, nội dung, thời gian học và văn bằng cấp, đối tượng sinh viên và khoảng cách địa lý.
 
Do vậy, phân tầng ĐH không chỉ là yêu cầu của bản thân hệ thống mà còn là đa dạng hóa ĐH, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khác nhau.
 
Trên thế  giới, việc phân tầng ĐH nhìn chung không khác nhau lắm giữa các hệ thống. Ở Mỹ, có ba loại trường: ĐH nghiên cứu có khoảng 150 trường đào tạo đến bậc tiến sĩ, loại ĐH 4 năm với khoảng 2.000 trường đào tạo đến trình độ thạc sĩ, và CĐ cộng đồng khoảng 1.600 trường đào tạo đến trình độ á cử nhân.
  
Singapore cũng có 3 loại trường: ĐH nghiên cứu đào tạo hoàn chỉnh đến tiến sĩ; CĐ bách khoa đào tạo bán hay toàn thời gian và cấp chứng chỉ diploma; và cuối cùng là các học viện công nghệ cấp chứng chỉ nghề sơ trung cấp. Ở Canada thì chi tiết hơn với 6 loại trường...
 
Kinh nghiệm phân tầng ĐH trên thế giới cho thấy: Phân tầng ĐH là phản ánh trung thực, cụ thể của chiến lược phát triển quốc gia, chiến lược phát triển giáo dục. Sự tồn tại và phát triển của mỗi loại trường là do nó đáp ứng cho một số đối tượng người học nhất định, chương trình và trình độ đào tạo nhất định.
 
Thí dụ như CĐ cộng đồng ở Mỹ phát triển hơn 100 năm qua, nhưng rất hiếm có trường lại muốn trở thành đào tạo 4 năm. Chính vì việc tập trung xây dựng một loại trường sẽ làm cho chất lượng ổn định.
 
Đầu tư trong xây dựng các loại trường cũng khác nhau, trong đó, đầu tư cho bậc CĐ thường đỡ tốn kém hơn. Vì vậy, loại hình CĐ (thường là kết hợp học thuật và dạy nghề) thường được phát triển dễ dàng, nhiều và nhanh nhất trong hệ thống.
 
Do đó, cần coi phân tầng ĐH là lời giải hiệu quả cho các bài toán quy mô – chất lượng, đào tạo – sử dụng và nhu cầu xã hội, học chữ - học nghề, và bài toán nâng cao trách nhiệm của cộng đồng địa phương.
 
Mô hình ĐH 3 tầng
 
Trong hội nhập và toàn cầu hóa, nhất là đối với việc xây dựng không gian hợp tác chung về giáo dục ĐH từ Tuyên bố Bologna, ĐH nước ta cần có những bước đi phù hợp. 
 
Đối với thực tiễn Việt Nam, cần kiên trì xây dựng mô hình ĐH 3 tầng: ĐH nghiên cứu, ĐH đa ngành và các trường CĐ. Trong ĐH đa ngành, đầu tư xây dựng các trường ĐH nghiên cứu từ các ĐH như ĐH Quốc gia, ĐH vùng, các ĐH trọng điểm và các ĐH có đủ điều kiện khác. ĐH nghiên cứu tổ chức giảng dạy và cấp đến văn bằng tiến sĩ. ĐH đa ngành cấp đến thạc sĩ và CĐ cấp đến CĐ.
 

Phân tầng ĐH không chỉ là yêu cầu của bản thân hệ thống mà còn là đa dạng hóa ĐH, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khác nhau.

CĐ phải là cái nền trong hình tháp phát triển của giáo dục ĐH. Mỗi địa phương đều có thể thành lập CĐ cộng đồng để tăng quy mô đào tạo thích hợp với hai chức năng chính là đào tạo giai đoạn đại cương để chuyển tiếp cho ĐH và đào tạo nghề, trong đó, đào tạo nghề có vai trò vô cùng quan trọng do cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
 
Trong khi ở các nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển, chức năng thứ hai là chủ yếu, ở nước ta lại là chức năng thứ nhất, đào tạo chuyển tiếp. Không ít trường CĐ khi thành lập đều nhắm đến việc trở thành ĐH sau 4 - 5 năm hoạt động.
 
Phân tầng ĐH chính là cơ sở để chuẩn bị cho tương lai 5, 10 năm nữa, khi hệ thống ĐH Việt Nam trở thành đại chúng, trong đó phải tính toán cụ thể và khoa học đến các yếu tố số lượng trường, số lượng đội ngũ nhân lực được đào tạo ở các trình độ và nhu cầu khác nhau của xã hội.
 
Cuối cùng, để kiểm định chất lượng có chất lượng cao trở thành hoạt động trung tâm của giáo dục ĐH, cần có thêm các tổ chức độc lập, khách quan tham gia. Công tác kiểm định, theo kinh nghiệm quốc tế, là tự nguyện, nhưng kết quả kiểm định lại có giá trị rất lớn, là cơ sở xem xét việc tồn tại hay đóng cửa trường ĐH.
 
                                                                                     Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục