Mô hình công lập tự chủ tài chính bộc lộ nhiều bất cập song nhiều trường tại TPHCM vẫn chưa chịu chuyển đổi sang trường công lập và chuyện học phí vẫn tiếp diễn...

 
Từ ngày 1-7, Nghị định 49/2010/NĐ-CP về học phí của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Hiện đã có ít nhất 10 trường tiểu học, THCS công lập tự chủ tài chính ở các quận 1, 4, 6, Phú Nhuận, Bình Thạnh thuộc TPHCM công bố chuyển về trường công lập trong năm học này.
 
Đây là chuyển biến tích cực của các quận nhằm thực hiện đúng quy định về loại hình trường cũng như thống nhất mức thu học phí. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số trường tiểu học, THCS ở quận 10, Tân Phú... và 17 trường THPT của TPHCM vẫn chưa chuyển. 
 
Trả lại tên cho trường
 
Vào tháng 6-2009, Báo Người Lao Động đã có nhiều bài viết về mô hình trường công lập tự chủ tài chính với quan điểm thu học phí ở bậc tiểu học là sai.
 
Còn ở bậc THCS, loại hình trường này bộc lộ nhiều bất cập bởi chất lượng và cơ sở vật chất không tốt hơn so với trường công lập khác nhưng lại thu học phí cao hơn. Vì lẽ đó, năm nay, nhiều quận đã chuyển các trường công lập tự chủ tài chính về trường công lập.
 
Ông Đinh Thiện Căn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 1, cho biết năm nay, quận 1 quyết định chuyển 4 trường công lập tự chủ tài chính về công lập xuất phát từ chủ trương thống nhất loại hình trường, bởi quy định hiện nay chỉ có 2 loại hình trường là công lập và ngoài công lập. Ngoài ra, theo quy định của Chính phủ, bậc tiểu học không được thu học phí.
 
 
Trường Tiểu học công lập tự chủ tài chính Lê Ngọc Hân (Q.1 - TPHCM) vừa được chuyển về công lập. Ảnh: TẤN THẠNH
Tương tự, tại quận 6, Trường Tiểu học công lập tự chủ tài chính Nguyễn Huệ đã được chuyển về trường công lập. Bà Phan Thị Phượng, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 6, cho biết nhận thấy việc thu học phí bậc tiểu học là sai luật nên năm nay Quận ủy, UBND quận đã chuyển Trường Tiểu học Nguyễn Huệ về trường công lập, không thu học phí. Tại quận 4, Trường Tiểu học công lập tự chủ tài chính Đống Đa và THCS Chi Lăng cũng đã được chuyển về công lập. Quận Phú Nhuận đã chuyển Trường THCS công lập tự chủ tài chính Ngô Mây về công lập...
 
Trong khi đó, Quận ủy, UBND quận 5 đã đồng ý chuyển 3 trường THCS công lập tự chủ tài chính là Lý Phong, Mạch Kiếm Hùng và Trần Hữu Trang về công lập và sẽ có quyết định chính thức trong nay mai. Như vậy, hiện chỉ còn một số trường công lập tự chủ tài chính ở các quận 10, Tân Phú... là chưa chuyển trường công lập.
 
Nỗi lo học phí
 
Trong lúc nhiều quận đã chuyển các trường tiểu học và THCS công lập tự chủ tài chính về công lập thì nhiều trường THPT công lập tự chủ tài chính thuộc Sở GD-ĐT TPHCM quản lý vẫn “im hơi lặng tiếng”.
 
Theo tài liệu hệ thống trường lớp tuyển sinh trung học năm học 2010-2011 được công bố rộng rãi cho học sinh lớp 9 để chọn trường, TPHCM hiện có 17 trường THPT công lập tự chủ tài chính, thu học phí 110.000 đồng/học sinh/tháng.
 
Như vậy, khi Nghị định 49/CP có hiệu lực, việc thực hiện thu học phí sẽ như thế nào? Một hiệu trưởng trường THPT công lập tự chủ tài chính cho biết đến nay vẫn chưa nghe quyết định gì từ phía Sở GD-ĐT nên học phí vẫn thu như quy định các năm trước.
 
Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Kim Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP, cho hay Sở GD-ĐT TP đã xây dựng xong đề án học phí mới, áp dụng cho hệ thống trường công lập thuộc khu vực nội, ngoại thành.
 
Trong đó, các trường trong cùng khu vực nội hoặc ngoại thành có cùng mức thu như nhau, không còn trường công lập tự chủ tài chính như hiện nay. Hiện đề án học phí mới đang xin ý kiến các quận, huyện và trình HĐND TP thông qua vào tháng 8.
 
Bà Thanh cũng cho biết những trường thực hiện chương trình chất lượng cao sẽ có mức học phí riêng. Ở loại trường này, sẽ lấy thu bù chi chứ Nhà nước không cấp kinh phí.
 
Trong khi đó, vị hiệu trưởng trên cho rằng một khi đưa ra mức học phí mới thì cũng phải qua đầu học kỳ II mới có thể thực hiện được. Trong lúc trường công lập tự chủ tài chính lơ  lửng với số phận của mình thì đồng thời phụ huynh học sinh cũng lơ lửng với nỗi lo học phí.
 
 
 
                                                                                        Theo NLĐ

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục