Xoay quanh câu chuyện sinh viên coi thi ĐH-CĐ là không ít những tình huống bi hài, cười ra nước mắt. Dưới đây là những dòng tâm sự của một giám thị sinh viên sau khi kết thúc đợt thi tuyển sinh đợt 2, kỳ đi tuyển sinh ĐH-CĐ năm học 2009 - 2010.

 

Mặc dù đã hướng dẫn rất kỹ trước khi làm bài, nhưng phòng thi vẫn có một thí sinh ghi nhầm số báo danh, từ 78 thành 87…Hết giờ, khi cho các em ra về, chúng tôi vẫn chưa phát hiện ra lỗi sai…Tôi như ngồi trên đống lửa. Bất giác, lời cảnh báo “kỉ luật, thậm chí bị đuổi học” làm tôi toát mồ hôi hột.

Ba ngày mệt mỏi

Vừa vui, vừa run, hồi hộp xen lẫn chút hãnh diện là cảm giác của tôi- cậu sinh viên lần đầu tiên được làm giám thi kỳ thi ĐH – CĐ. 

Mô tả ảnh.

Trở thành giám thị trong một kì thi có quy mô và mức độ quan trọng như tuyển sinh ĐH-CĐ vừa là ao ước, vừa là áp lực vô cùng lớn với các bạn sinh viên (Ảnh: TTO).

Tôi coi thi tại điểm thi trường CĐ Điện tử - điện lạnh Hà Nội, khối D1 thuộc Hội đồng thi Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 7 giờ sáng thí sinh mới vào phòng thi, còn chúng tôi phải đến trước đó từ lúc 6 giờ. 

Vì đã được phổ biến quy chế nên lũ sinh viên chúng tôi đứa nào cũng sợ “dính án trảm” kỉ luật, nặng là đuổi học. Phòng trọ ba đứa, mỗi mình tôi đi thi, tôi “huy động” cả 2 chiếc điện thoại di động của hai thằng bạn, hẹn dậy từ 5 giờ đi cho sớm.

Những thủ tục như phổ biến quy chế, bắt thăm phòng thi, nhận đề thi, phòng thi diễn ra khi mắt tôi vẫn còn chợp chờn giấc ngủ thiếu đêm qua. Là giám thị 2 nên tôi được bố trí quan sát từ dưới lên trên. 

Gần như suốt trong giờ thí sinh làm bài thi (gần 3 giờ với môn Toán, Văn; hơn 1 giờ với môn tiếng Anh) tôi phải đứng, đi lại quan sát lớp. 180 phút với nhiều thí sinh, trôi qua thật nhanh. Còn với tôi, dài như thế kỉ. Mệt mỏi. Muốn ngồi chút thì sợ giám sát cụm thi “túm” được, nhắc nhở.

Rồi chuyện nhiều em học sinh không làm được bài, hết vặn vẹo người, liếc ngang dọc, hỏi bài nhau khiến tôi phát cáu. Nhiều em thấy tôi ăn mặc đậm chất sinh viên, đôi khi còn tỏ thái độ chống đối. Cũng chỉ nhắc nhở, dọa, không lỡ phạt trừ điểm của các em.

Vừa coi thi, tôi vừa ngóng trống điểm hết giờ. Trước lúc đi coi thi háo hức bao nhiêu thì giờ tôi mong nó chóng qua đi bấy nhiêu. 

Từ trục trặc nhỏ đến chuyện “hút chết”

Không biết có phải hồi hộp quá hay không mà ngay môn thi đầu tiên- môn Văn tôi đã mắc khá nhiều lỗi. Là giám thị 2 nên sau khi làm thủ tục các thí sinh xong, tôi được cô giám thị 1 phân đi đánh dấu các thí sinh vắng mặt, chuẩn bị làm báo cáo nhanh (15 phút sau khi tính giờ làm bài). 

Mô tả ảnh.
Cán bộ coi thi kiểm tra hồ sơ thi ĐH của thí sinh (Ảnh: TTO).

Việc này tưởng nhỏ nhưng rất quan trọng. Nếu sai chẳng khác nào “đánh chữ tác thành chữ tội”. Chẳng biết thế nào mà tôi đánh lộn gần hết các số báo danh vắng mặt. May mà cô giám thị 1 cẩn thận, đi rà soát lại một lượt thật kỹ càng trước khi làm báo cáo nhanh.

Xong có lẽ, “toát mồ hôi” nhất là ở môn thi Tiếng Anh. Mặc dù đã hướng dẫn rất kỹ trước khi làm bài nhưng phòng thi vẫn có một thí sinh ghi nhầm số báo danh, từ 78 thành 87. Suốt quá trình làm bài, tôi và cô giám thị 1 thay nhau kiểm tra mà không phát hiện ra lỗi này.

Hết giờ, tôi làm nhiệm vụ giữ trật tự trong phòng. Giám thị 1 lo phần thu bài. Vẫn không phát hiện. Đếm đủ số tờ thi, đề thi, rà lại một lần, thấy xong xuôi cô giám thị 1 cho cả phòng ra về. 

Mãi lúc lên sắp xếp lại bài theo thứ tự số báo danh, chúng tôi mới té ngửa vì có tới hai thí sinh trùng số báo danh 87, còn thí sinh 78 thì “lặn đâu mất”. Rà soát mấy lần số báo danh, tên tuổi, thì thôi rồi các thí sinh đã ra về hết. Sự việc sẽ không có gì nếu chúng tôi phát hiện và để cho thí sinh tự sửa. 

Chúng tôi đem sự cố này lên trưởng ban coi thi của cụm thi xin ý kiến. Vấn đề có vẻ gay go khi có một thầy đưa ra ý kiến gọi điện xin ý kiến “cấp trên”. “Kiểu này kỷ luật là chắc rồi”. Tôi như người ngồi trên đống lửa. May mà sau khi hội ý, cũng như kiểm tra kỹ lưỡng các bài thi, hội đồng coi thi của cụm thi đã cho phép chúng tôi sửa lại số báo danh của thí sinh, tất nhiên là kèm theo lời khiển trách. 

Kết thúc ba môn thi, người tôi mệt rã rời, chân phồng rộp vì phải đứng nhiều.  

                                                                       Theo VietNamnet

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục