Năm nay số thí sinh (TS) dự thi tăng hơn năm trước nhưng điểm thi lại thấp hơn năm trước. Trong các trường ĐH khẳng định dành khá nhiều chỉ tiêu để xét tuyển các nguyện vọng (NV) 2 - 3, chuyên gia dự báo nguồn thí sinh sẽ thiếu nghiêm trọng.

Chờ tuyển nguyện vọng 2

Kết quả thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay làm cho nhiều trường đứng ngồi không yên vì lo không đủ nguồn tuyển theo chỉ tiêu đã đề ra. Những năm trước đây, điểm chuẩn vào Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - Cơ sở 2 tại TPHCM luôn ở mức 16-18 điểm. Tuy nhiên, năm nay, trường chỉ có 259 TS đạt từ 13 điểm trở lên. Trong khi đó, chỉ tiêu của trường đến 650.

Trường ĐH Giao thông Vận tải - Cơ sở 2 chỉ tiêu là 1.200 nhưng trong tổng số gần 3.700 thí sinh dự thi, chỉ có 874 TS có tổng điểm 3 môn thi từ 13 trở lên.

Điểm chuẩn theo ngành trường ĐH Sư phạm TPHCM năm 2009 khá cao. Năm nay nếu lấy điểm chuẩn như năm ngoái, trường chỉ có khoảng 40% TS trúng tuyển NV1.

Ở nhiều ngành của trường này, số TS có điểm thi bằng điểm chuẩn năm ngoái rất ít. Hệ Sư phạm (SP) ngành SP Tin học chỉ có 7 TS đạt 15,5 trở lên. Ngành SP Toán, chỉ có 45 TS đạt được mức điểm 21. Ở hệ cử nhân (CN) số TS có điểm thi bằng điểm chuẩn theo ngành năm ngoái càng ít hơn.

Cá biệt ngành CN tiếng Anh chỉ tiêu là 140, điểm chuẩn năm ngoái là 26,5 nhưng năm nay không có TS nào đạt được mức điểm này… Trong khi chỉ tiêu bậc ĐH của trường ĐH Tôn Đức Thắng năm 2010 là 2.590 thì chỉ có 1.968 thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên.

Đại diện một số trường ĐH vùng có tổ chức thi như ĐH Tây Nguyên, An Giang, Đà Lạt, Đồng Tháp cho biết họ đều phải xét tuyển các NV 2 - 3 từ 50% chỉ tiêu trở lên. Nguồn tuyển của họ là TS dự thi ở các trường ĐH lớn; trong đó có các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Kinh tế, ĐH Ngoại thương, ĐH Công nghiệp TPHCM… Tuy nhiên, điểm thi năm nay ở các trường này khá thấp và cũng đang lo sốt vó tuyển NV2.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM) có số thí sinh dự thi gần gấp đôi năm 2009 nhưng một số ngành như: Toán - Tin, Vật lý, Công nghệ thông tin, Hải dương học - Khí tượng và Thủy văn, Khoa học Vật liệu, Sinh học… của trường cũng phải xét tuyển NV2.

Trong khi đó trường ĐH Công nghiệp TPHCM dự kiến điểm chuẩn thấp hơn năm ngoái. Những mùa tuyển sinh trước, lượng TS có phổ điểm từ 13 - 15 điểm và 16 - 18 điểm từ nhiều trường như ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Ngoại thương, ĐH Y Dược TPHCM… khá dồi dào. Thế nhưng năm nay những thí sinh đạt số điểm này lại rất hiếm.

Theo Hội đồng tuyển sinh ĐH Đà Nẵng, kỳ tuyển sinh ĐH năm 2010, nhiều ngành các trường đại học thành viên ĐH Đà Nẵng phải xét tuyển NV 2 - 3 vì số thí sinh đạt mức quá thấp.

Cụ thể trường ĐH Ngoại ngữ trong hơn 15 ngành tuyển sinh có trường có đến gần 10 ngành phải tiếp tục xét tuyển NV2 - 3 bao gồm: ngành Sư phạm tiếng Anh bậc Tiểu học (35 chỉ tiêu), chỉ có 17 TS đạt từ 15,5 điểm trở lên; ngành tiếng Nga (35 chỉ tiêu) mới có 2 TS đạt trên 13 điểm; ngành tiếng Pháp (35 chỉ tiêu) mới có 8 TS đạt trên 13 điểm; ngành tiếng Trung (105 chỉ tiêu) dự kiến điểm chuẩn 15,5 điểm nhưng có 101 TS đạt điểm dự kiến…

Nếu theo thang điểm dự kiến điểm chuẩn vào ĐH Kinh tế Đà Nẵng (từ 17 điểm trở lên), nhiều ngành của trường này có nguy cơ thiếu thí sinh, phải tuyển sinh NV 2- 3. Ngành Quản trị nhân lực chỉ có 3 thí sinh đạt; Kinh tế phát triển chỉ có 11 thí sinh đạt; Kinh tế lao động chỉ có 1 thí sinh đạt; Kinh tế và quản lý công chỉ có 1 thí sinh đạt; Kinh tế chính trị cũng chỉ có 1 thí sinh đạt.

Thiếu nguồn tuyển nghiêm trọng

Điểm thi ĐH, CĐ năm nay thấp khiến nhiều trường ĐH lớn phải xét tuyển các NV 2 - 3. Điều này làm cho nguồn tuyển của các trường cho các trường ĐH vùng các trường ĐH không tổ chức thi tuyển càng thêm căng thẳng.

Hàng loạt trường ĐH không tổ chức thi như: ĐH Hùng Vương TPHCM, ĐH Công nghệ Sài Gòn, ĐH Văn Hiến, ĐH Kỹ thuật Công nghệ… cũng đang ngồi trên đống lửa vì gần như trên 80% nguồn tuyển của các trường này phải phụ thuộc vào các trường tổ chức thi. Trong khi đó, đến cả những trường lớn cũng phải lo nguồn NV 2 - 3.

Theo thống kê của Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TPHCM, năm 2010, chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 1.600 nhưng số hồ sơ đăng ký NV1 chỉ có gần 1.000 bộ. Với số lượng này, may mắn lắm chỉ có vài trăm TS đạt điểm sàn trở lên để có thể tham gia xét tuyển vào trường.

Chỉ tiêu tuyển sinh trường ĐH Hùng Vương TPHCM là 1.660 nhưng chỉ có khoảng 2.000 TS đăng ký NV1 vào trường. ThS Nguyễn Thị Mai Bình, trưởng phòng Đào tạo, dự đoán trong số này chỉ có khoảng 10% TS đạt điểm sàn của Bộ trở lên, nghĩa là chỉ có khoảng 200 thí sinh trúng tuyển vào trường theo NV 1. Số còn lại, trường đành trông chờ NV 2 - 3.

“Vùng tuyển của trường rộng hay hẹp là phụ thuộc điểm sàn của Bộ. Năm nay điểm thi thấp, các trường ĐH tổ chức thi đều cho biết xét tuyển NV2 khá nhiều. Nếu điểm sàn bằng như năm ngoái, việc tuyển sinh của trường sẽ rất căng thẳng”, bà Bình nói.

Đối với các trường ĐH vùng, ĐH địa phương thì nguồn tuyển năm nay sẽ càng khó khăn hơn. Xu hướng hiện nay nhiều TS thích chọn những trường ĐH ở thành phố lớn để học bởi nhiều lý do khác nhau. Như vậy, để cạnh tranh với các trường ĐH lớn ở các thành phố trong việc xét tuyển các NV tiếp theo, các trường ĐH địa phương phải có những biện pháp cụ thể để thu hút thí sinh về với mình.

Nhiều trường sẽ dùng phao cứu sinh

Nguồn “cung” khan hiếm, nhiều trường ĐH địa phương dự kiến trình Bộ GD&ĐT vận dụng Điều 33 trong Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2010.

Theo khoản b, khoản c tại mục 1, Điều 33: Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1 điểm nhưng không quá 1,5 điểm để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết;

Các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao. 

 

                                                                                            Theo TPO

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục