Các em ở Hang Dăm, Suối Lài đã có nhà ở nội trú tại xóm Mọc (xã Đồng Nghê - Đà Bắc).

Các em ở Hang Dăm, Suối Lài đã có nhà ở nội trú tại xóm Mọc (xã Đồng Nghê - Đà Bắc).

(HBĐT) - Nếu từ bản Sưng của đồng bào Dao về trường THCS Cao Sơn huyện Đà Bắc học mỗi sáng, các em phải dậy từ 4h30 sáng. Rồi còn phải vượt quãng đường rừng, toàn dốc khó đi dài gần 10 km. Đến trường học đã là nỗi vất vả, còn đường về bản vào buổi trưa, lại là thách thức thứ hai vì bụng đói, vì mệt mỏi. Vào ngày mưa bão, chuyện đi học là điều khó có thể thực hiện.

 

Nhưng đấy là chuyện của nhiều năm trước, còn nay, các em Đặng Thị Sơn, Lý Thị Sáng, Triệu Văn Đông, Lý Văn Tư... không còn phải lo lắng điều đó nữa vì đã có mô hình “bán trú dân nuôi” tiếp sức đến trường… 

 

Điều đáng mừng là không chi riêng Cao Sơn mà một số địa phương khác của huyện Đà Bắc cũng đã bắt nhịp được cách làm đó để tạo đà, nâng bước cho các em ở xóm, bản xa được theo học THCS. Theo đồng chí Nguyễn Hữu An, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện: Cách làm này đã manh nha từ sau thời kỳ tái lập tỉnh. Ban đầu là cách làm tự phát của một số gia đình có con đi học THCS. Do nhà ở xa trường, đi lại khó khăn, nên nhiều gia đình đã làm căn nhà tạm cho con mình “trọ học”. Vật liệu có thể là tranh, tre nứa lá, hoặc có thể là nhà vách thưng bằng gỗ như các phòng “nội trú” của các em học sinh ở xã Đồng Nghê (trước đây). Ngoài xã Cao Sơn, học sinh của nhiều xã đã đến trường đông đủ hơn như ở xã Đồng Nghê (học sinh các xóm Hang Đăm, suối Lài), xã Tiền Phong (xóm Phiếu, Túp, Cò Xa), các xóm vùng lòng hồ của xã Vầy Nưa, xã Tân Minh. Mới đầu, bắt nguồn từ nỗ lực vượt khó của mỗi gia đình, của mỗi em học sinh, dần dần ngành và các dự án cũng đã có những quan tâm, đầu tư nhất định để các em có chỗ ở và điều kiện sinh hoạt tươm tất hơn. Vài năm gần đây, mỗi năm toàn huyện có trên 200 em được đi học từ mô hình bán trú dân nuôi. Ngoài các điểm như Tân Minh, Tiền Phong, Tân Pheo còn tạm bợ, điều kiện ăn ở của nhiều điểm bán trú dân nuôi khác được bảo đảm hơn.

   

Tại trường THCS Vầy Nưa, năm học 2009-2010, đã có 05 phòng kiên cố ở tại trường cho từ 40-50 học sinh trọ học. Để hướng các em tu dưỡng, rèn luyện và học tập tốt hơn, ngoài các buổi lên lớp, nhà trường đã cử cán bộ, giáo viên kiểm tra, đôn đốc việc học tập, sinh hoạt thường ngày của các em. Có chỗ ở tại trường, các em ở xóm Săng Trạch, phố Bờ(Vầy Nưa),... không còn phải rơi vào tình cảnh: vượt sông, vượt sóng 2 lần/ngày.  Bằng kinh phí của huyện và một số dự án, xã Đồng Nghê đã xây mới tại xóm trung tâm (xóm Mọc) 4 phòng ở mới, thay thế các phong vách bằng ván trước đây. Tuy các công trình phụ trợ còn thiếu, nhưng việc ăn, ở của các em nền nếp hơn trước rất nhiều. Các bậc phụ huynh ở các xóm vùng cao, vùng xa có thể tạm yên tâm vì con mình không phải “trèo đèo, lội suối” mỗi ngày. Thầy Phạm Xuân Dũng, hiệu trường THCS Cao Sơn cho biết: “Năm 1998, nhà trường chỉ có khoảng 20  trọ học tại trường. Năm học 2009-2010, đã có 50 em ở các bản xa theo học. Hiện nay, được sự quan tâm của UBND huyện, phòng GD&ĐT huyện và một số dự án, “khu nội trú” của các em đã được ở nhà xây kiên cố, có khu riêng với tường bao, bể nước, nhà vệ sinh công cộng. Trong chương trình này, trường đã nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh (như đã cùng trường, đóng được 6 giường tầng cho các em học sinh). Trước đây, bản Sưng đã góp gạo, góp tiền nhiều năm liền cho 01 em người Dao học hết THCS. Về nhà trường, cũng đã tạo điều kiện về mặt bằng, đất đai để các em tăng gia để có thêm rau xanh; hỗ trợ điện thắp sáng. Ngoài giờ học các thầy cô còn dành thời gian để giúp các em sớm hoà nhập với cuộc sống tập thể, kỹ năng trong cuộc sống thường ngày.

  

Cũng theo thầy Phạm Xuân Dũng, nếu không có mô hình “bán trú dân nuôi” thật khó có thể huy động các em bản Sưng và các xóm khác đến lớp, vì nhà ở xa. Như thế, công tác phổ cập giáo dục THCS sẽ gặp không ít khó khăn. Hiện nay, mỗi năm học, 100% số em trong độ tuổi ở các xóm xa đều đến trường. Nhiều em đã thể hiện tinh thần vượt khó, vươn lên trong học tập. trường THCS Cao Sơn, em Bàn Văn Nam (dân tộc Dao, lớp 7B là học sinh tiên tiến). Một vài năm trước, em Lý Văn Bản đã đoạt giải khuyến khích học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh. Từ mỗi điểm trường đã góp phần vào chất lượng phong trào thi đua “dạy tốt-học tốt” và công tác phổ cập giáo dục THCS của huyện (hiện nay, số đối tượng 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS của huyện Đà Bắc chiếm 86,8%).

 

Từ đó thấy rằng, mô hình “bán trú dân nuôi”, rất hiệu quả, cần được quan tâm đúng mức và được nâng cao hơn về chất lượng/.

                                                                          

                                                                                          Văn Tưởng

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục