Câu chuyện lạm thu kéo dài nhiều năm được đặt lên bàn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trước ngày khai giảng. Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc cũng góp lời.

 

"Lạm thu" không còn là chuyện "nói mãi vẫn thế" ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng...mà len lỏi khắp nơi (xem bài chi tiết TẠI ĐÂY).

Trước ngày khai giảng năm học mới, câu chuyện này đã được nêu ra trong buổi gặp gỡ của tân Bộ trưởng Phạm Vũ Luận với báo giới.

Trả lời câu hỏi "Bộ trưởng bình luận vấn đề này như thế nào và Bộ có giải pháp gì để chấn chỉnh?" Bộ trưởng nói "Thu và không thu, nộp và không nộp về nguyên tắc là công việc thuộc cơ sở. Dư luận rất lên án việc này, nhưng về hành động của nhiều người lên án mạnh mẽ thì lại tiếp tay cho việc này. Cho nên, cần một nhận thức thống nhất, một hành động thống nhất chung của mọi chủ thể, trong đó có hành động của Bộ, có hành động của địa phương, có hành động của phụ huynh".

Nhưng khi có ý kiến chất vấn tiếp rằng "rất khó để trông đợi vào phụ huynh vì nếu phản ứng thì luôn là số ít nên cần có chế tài gây áp lực cho cơ sở sẽ hiệu quả hơn"...thì Bộ trưởng khẳng định: Nhận thức như vậy là thiếu trách nhiệm.

Ông lý giải: "Nhà trường không chỉ là của ngành giáo dục. Giáo dục là sự nghiệp cách mạng, công việc của Đảng, của dân. Thầy cô giáo và chúng tôi là những người thường trực, tổ chức và đứng đầu. Không thể có gì là kết quả nếu chỉ hoạt động đơn phương".

Chương VI Luật Giáo dục 2005, điều 93 quy định: Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu nguyên lí giáo dục. Theo điều khoản này, nhà trường mà đại diện cao nhất là hiệu trưởng phải chủ động phối hợp với gia đình chứ không phải ban đại diện cha mẹ học sinh muốn làm gì thì làm.

Ông Trần Hữu Trù, người từng công tác ở Bộ GD-ĐT lâu năm, nay đã về hưu, lý giải, quy định trong Luật nghĩa là hiệu trưởng không thể “theo đuôi”, bị động mà phải chủ động phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh đểthực hiện các mục tiêu nguyên lý giáo dục.

Ông Trù bày tỏ: "Nếu hiệu trưởng nói, lạm thu là do ban cha mẹ học sinh chủ trương, hiệu trưởng không biết, có nghĩa là ông hiệu trưởng đó không hiểu Luật GD 2005, hoặc hiểu mà “lờ” luật".

Giám đốc (GĐ) Sở GD-ĐT TP.HCM Huỳnh Công Minh cho biết, trước mắt, học kỳ I năm học 2010 – 2011, thành phố vẫn thu tiền học như năm ngoái. Về giải pháp chống lạm thu, ông Minh chỉ khẳng định sẽ tăng cường kiểm tra giám sát, phát hiện nơi nào thu sai sẽ phải trả lại cho phụ huynh.

Còn GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Hữu Độ cho hay, Thủ đô đã hoàn thiện đề án học phí mới, định trình HĐND trong kỳ họp tháng 8 vừa qua. Nhưng do không chắc đạt được sự ủng hộ cao nên Sở đã rút về soạn thảo lại để trình vào kỳ họp tháng 12 tới.

Về chấn chỉnh hoạt động thu chi của Ban đại diện cha mẹ học sinh - ông Độ cho biết - cần bàn bạc tiếp.

Tham gia câu chuyện "kinh niên" khó giải này, GS Phạm Minh Hạc nguyên Bộ trưởng Bộ GD cho rằng, để ngăn chặn lạm thu tiền trường, phải có sự tham gia quyết liệt và dứt điểm của lãnh đạo.

" Không thể cứ nói mãi mà không làm gì. Nếu quyết liệt, chỉ trong 1 năm, tôi tin rằng vấn đề này sẽ được giải quyết dứt điểm" - ông nói.

                                                                                       Theo Vnn

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục