Lớp học quá đông không phù hợp với hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Lớp học quá đông không phù hợp với hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Cả trường học, sinh viên lẫn xã hội đều chưa kịp thay đổi tư duy từ hệ niên chế sang tín chỉ (TC) dù đào tạo theo hệ thống TC đã có mặt ở Việt Nam hơn 15 năm.

Chầu chực cả đêm để đăng ký

Theo ông Lê Văn Khuyến, nguyên  Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, khi đào tạo theo niên chế, một chuyên ngành có thể chỉ cần một giảng viên (GV) phụ trách, nhưng đào tạo TC ít nhất phải có 2 GV trở lên. Đào tạo theo TC là lấy người học làm trung tâm nên SV hoàn toàn có quyền lựa chọn thời gian học tập hợp lý, GV phù hợp... Tuy nhiên, hầu hết các trường ĐH hiện nay chưa đáp ứng được điều kiện này vì thiếu GV, cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp...

Theo đúng TC, một môn học sẽ được mở liên tục với nhiều GV để SV có nhiều lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh của mình. Điều này, hiện không thực hiện được ở phần lớn các trường ĐH, CĐ.  Đào tạo theo TC đòi hỏi cơ sở vật chất phải đảm bảo được nhu cầu của SV. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, phòng học ở hầu hết các trường đều còn quá nghèo nàn, thậm chí tạm bợ, không thể đáp ứng được yêu cầu linh hoạt, mềm dẻo của việc tổ chức lớp học theo TC.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều SV bị thôi học khi đào tạo TC là do sự thiếu trách nhiệm của hệ thống cố vấn học tập. Hệ thống này có nhiệm vụ hỗ trợ cho SV trong việc lựa chọn kế hoạch học tập phù hợp. Nếu hết học kỳ 1, SV có kết quả học tập không tốt thì cố vấn học tập phải báo động và hướng dẫn để SV rút bớt môn học trong học kỳ tiếp theo để vừa với sức học. Vì vậy, muốn thành công trong đào tạo TC, các trường phải chú trọng xây dựng đội ngũ này.

Tiến sĩ Lê Văn Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH - Bộ GD-ĐT.

Vũ Thơ (ghi)

Hiệu phó một trường ĐH ở Hà Nội đã thực hiện đào tạo TC cho biết: “Ở nước ngoài, trong giờ học lý thuyết, vài trăm SV có thể học chung trong một giảng đường lớn để nghe bài giảng của các giáo sư giỏi. Nhưng sang đến giờ thực hành hoặc thảo luận, lớp sẽ chỉ còn 20-30 SV/phòng. Còn ở Việt Nam, dù giờ lý thuyết hay thảo luận, hàng trăm SV vẫn bị “nhồi nhét” vào một phòng học chung”.

Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và GV khiến SV học theo TC luôn gặp trục trặc. Có trường như ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, SV phải chầu chực cả đêm để lên mạng đăng ký môn học phù hợp. Do GV không đủ, phòng ốc cũng thiếu thốn nên số lớp học chỉ có hạn, nếu không nhanh chân SV sẽ không đăng ký được. Ông Nguyễn Quang Dong, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Kinh tế quốc dân chia sẻ: “Nhà trường không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của SV bởi năng lực GV và giảng đường có hạn. Kinh phí đào tạo không đủ để chi phí thì nói gì đến việc tuyển thêm GV”.

Khập khiễng trong quản lý

Vấn đề đáng lo ngại nhất đối với việc đào tạo theo hệ thống TC là quản lý. Theo ông Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính, thì hiện nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải chuyển sang đào tạo theo TC nhưng công tác quản lý vẫn thực hiện theo niên chế. Chẳng hạn đào tạo TC thì phải tuyển sinh theo từng học kỳ  nhưng hiện nay việc này vẫn thực hiện theo từng năm học.

Đặc biệt, đào tạo TC đòi hỏi phải có một đội ngũ quản lý và nhân viên hành chính rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hiện đội ngũ này ở các trường ĐH hầu như không được xem trọng. GS-TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết: “Để chuyển sang đào tạo theo TC, việc dạy của các GV có thể không phải thay đổi nhiều, nhưng công việc quản lý hành chính sẽ thay đổi căn bản, theo hướng nặng lên rất nhiều. Trách nhiệm của những người quản lý và nhân viên hành chính trong hệ thống đào tạo theo TC, bên cạnh các công việc khác, là giúp SV (trong đó có những người quay lại học tập sau nhiều năm, thậm chí nhiều chục năm gián đoạn) nhận ra đúng thiên hướng và trình độ học lực của mình, đăng ký vào đúng lớp mình có thể và cần phải học. “Ở Mỹ, những người quản lý và nhân viên hành chính đều được đào tạo rất bài bản, khác với ở nước ta, bất kỳ ai cũng đều làm được việc này”, GS Hưng cảnh báo.

                                                                                      Theo Dantri

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục