Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trường ĐH nói chung và các trường thuộc khối khoa học tự nhiên - kỹ thuật chưa tương xứng với khả năng, tiềm năng của mình và chưa đáp ứng được mong muốn của xã hội, thậm chí không ứng dụng ngay được.

Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị “Tổng kết hoạt động khoa học - công nghệ giai đoạn 2006-2010 và định hướng 2011-2015 các trường khối kỹ thuật, công nghệ và khoa học tự nhiên được tổ chức sáng ngày 27/10 tại Hà Nội.

Theo báo cáo của ban tổ chức, trong 5 năm 2006-2010, các trường khối khoa học tự nhiên - kỹ thuật được giao thực hiện 21 nhiệm vụ thuộc các chương trình khoa học công nghệ (KHCN) cấp Nhà nước với tổng kinh phí hơn 51 tỷ đồng và 11 đề tài độc lập cấp Nhà nước với tổng kinh phí 14,25 tỷ đồng. Các đề tài đã gắn với việc đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học, nhất là đào tạo tiến sĩ.

Về đề tài cấp Bộ, Bộ GD-ĐT đã giao thực hiện 127 đề tài NCKH cấp Bộ trọng điểm với tổng kinh phí 36,5 tỷ đồng và 1026 đề tài cấp Bộ với tổng kinh phí 66,67 tỷ đồng. Tại cấp cơ sở, trong giai đoạn 2006-2010, các trường đã thực hiện 2.569 đề tài NCKH cấp trường với tổng kinh phí trên 14,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, NCKH và chuyển giao công nghệ trong các trường ĐH nói chung và các trường thuộc khối khoa học tự nhiên - kỹ thuật chưa tương xứng với khả năng, tiềm năng của mình và chưa đáp ứng được mong muốn của xã hội.

Đây vấn đề tồn tại đã nhiều năm, nhưng vẫn chưa được khắc phục và cải thiện do các trường khối kỹ thuật hiện nay chưa được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, các đầu tư trình độ cao lại không đi kèm với nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, do đó không phát huy được năng lực trang, thiết bị, gây lãng phí đầu tư. Dẫn đến hiệu quả của kết quả nghiên cứu gắn với nhu cầu kinh tế xã hội vẫn còn thấp so với yêu cầu đặt ra và tiềm năng. Nhiều đề tài không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn hoặc nếu xuất phát thì các kết quả cũng chưa có khả năng triển khai ứng dụng ngay. Chính vì điều này đã dẫn đến lãng phí đầu tư cho NCKH và cũng dẫn đến thực tế là các cơ sở sản xuất thường có xu hướng tìm đến các công nghệ nhập ngoại hơn là tìm đến các nhà nghiên cứu trong nước và sử dụng công nghệ.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho biết, sẽ tăng nguồn lực đầu tư cho hoạt động NCKH, trong đó tập trung đầu tư một cách trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải và kiên quyết chỉ đầu tư cho những dự án tốt.

Tuy nhiên, ông Quý cũng cho rằng, bản thân các trường cần chú trọng tiến hành đổi mới quản lý về hoạt động KHCN, tăng cường quan hệ với các địa phương, doanh nghiệp để tập trung nghiên cứu những vấn đề mà các địa phương và doanh nghiệp quan tâm. Đồng thời, tăng cường liên kết với các trường trong và ngoài khối ngành, tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp theo hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm; tiếp tục gắn đề tài nghiên cứu đào tạo tiến sĩ…

                                                                                            Theo Dantri

Các tin khác

Khu vui chơi của trường mầm non Sao Mai được trang bị khang trang, giúp các cháu vừa học vừa tự do khám phá thế giới xung quanh
Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM). Những phòng thí nghiệm hiện đại như thế này còn quá hiếm hoi
Không có hình ảnh

Tập huấn đánh giá, xếp loại chuẩn hiệu trưởng mầm non năm 2010

(HBĐT) - Trong 2 ngày (23 - 24/10), Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ GD & ĐT phối hợp với Sở GD & ĐT tỉnh tổ chức tập huấn đánh giá, xếp loại hiệu trưởng mầm non năm 2010. 88 hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn các trường mầm non của 2 đơn vị được triển khai thí điểm là Lương Sơn, thành phố Hoà Bình đã tham dự tập huấn.

Tập huấn, củng cố câu lạc bộ phóng viên nhỏ và tư vấn sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho trẻ em

(HBĐT) - Ngày 24/10, Nhà thiếu nhi tỉnh đã phối hợp với Phòng GD & ĐT thành phố Hoà Bình, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tập huấn, củng cố câu lạc bộ phóng viên nhỏ và tư vấn sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho trẻ em. Hơn 50 em thiếu niên tiêu biểu đến từ các trường THCS trên địa bàn thành phố đã được lựa chọn để tham gia khoá tập huấn.

Bất hợp lý trong “chương trình tiên tiến”

Theo Bộ GD-ĐT, hiện Nhà nước đầu tư 860 tỉ đồng để thực hiện chương trình tiên tiến (CTTT) ở một số trường ĐH. Tuy nhiên, sau 4 khóa đã xuất hiện những bất hợp lý trong việc phân bổ ngân sách.

Bỏ đợt thi riêng: Các trường cao đẳng lo lép vế

Liên quan đến phương thức tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2011, Bộ GD-ĐT dự kiến không tổ chức đợt thi riêng cho các trường CĐ mà ghép với hai đợt thi ĐH. Vẫn xác định điểm sàn riêng cho ĐH và CĐ.

Học sinh vùng lũ đang “khát” sách giáo khoa

“Chúng tôi đang thiếu hàng trăm nghìn bộ sách giáo khoa ở tất cả các cấp và tài liệu giảng dạy của giáo viên nhưng chưa có nơi nào ủng hộ học sinh,” ông Mai Trọng Bình, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình chia sẻ.

Học sinh sai chính tả tràn lan

Hiện nay ở các trường phổ thông có rất nhiều học sinh (HS) viết sai lỗi chính tả đến mức không thể chấp nhận được nhưng vẫn lên lớp bình thường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục