Liên quan đến phương thức tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2011, Bộ GD-ĐT dự kiến không tổ chức đợt thi riêng cho các trường CĐ mà ghép với hai đợt thi ĐH. Vẫn xác định điểm sàn riêng cho ĐH và CĐ.
Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ đợt thi dành cho các trường CĐ. Trong ảnh: thí sinh trao đổi bài sau khi thi môn vật lý tại Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM trong tuyển sinh 2010 - Ảnh: NHƯ HÙNG |
Nhiều người ủng hộ phương án này nhưng cũng còn không ít băn khoăn, nhất là từ các trường CĐ có tổ chức thi tuyển.
* Ông Đào Khánh Dư (hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng):
Phải giới hạn phạm vi đào tạo
Gộp chung đợt thi CĐ vào hai đợt thi ĐH sẽ có lợi cho thí sinh hơn, đỡ phải vất vả đi lại, tốn kém. Thậm chí chúng ta chỉ cần tổ chức thi một đợt chứ không nhất thiết phải là hai đợt. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phân loại, xác định mục tiêu, phạm vi đào tạo để đảm bảo nguồn tuyển cho các trường.
Không ít trường ĐH đào tạo cả các bậc CĐ, thí sinh thay vì thi vào CĐ sẽ thi bậc CĐ trong các trường ĐH.
Nếu bỏ thi CĐ, phải có giới hạn trong phạm vi đào tạo để mỗi trường tập trung làm thật tốt chức năng của mình, trường ĐH được đào tạo bậc nào, CĐ đào tạo bậc nào. Vấn đề đào tạo cấp thấp hơn cũng cần thiết nhưng phải tính toán để đảm bảo các trường vừa có thể tuyển sinh, đào tạo chuyên sâu, vừa có thể phát triển.
* Ông Nguyễn Mạnh Hùng (hiệu trưởng Trường CĐ Nguyễn Tất Thành):
Đề thi phân loại thế nào?
Theo tôi, nên giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường. Chất lượng đào tạo không chỉ phụ thuộc đầu vào cao hay thấp. Đó chỉ là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đầu ra. Chúng ta lo thay đổi phương thức, quy chế tuyển sinh mà không chú trọng chuyện thay đổi cách dạy, học, phương thức đào tạo thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn vấn đề.
Chúng ta cứ mở rộng đầu vào, tăng cường đào tạo và siết đầu ra, sinh viên nào không đáp ứng được sẽ phải tự chịu trách nhiệm với kết quả đó.
* Ông Vũ Văn Dũng (phó hiệu trưởng Trường CĐ Hàng hải 1):
Các trường CĐ sẽ lép vế
Tổ chức thi tuyển sinh CĐ, chúng tôi cũng chủ động hơn trong nguồn tuyển cho các hệ khác. Còn nếu tổ chức thi chung đợt, chung đề với các trường ĐH, rõ ràng các trường CĐ sẽ lép vế. Về phía thí sinh, các trường CĐ sẽ không nằm trong sự lựa chọn hàng đầu. Các trường CĐ chỉ xét được từ NV2, bị động và hạn chế về nguồn tuyển, chất lượng.
Điều này liệu có phù hợp trong khi chúng ta đang muốn phân luồng, khuyến khích nhiều thí sinh chủ động chọn học CĐ?
Theo tôi, có tổ chức thi hay không tùy điều kiện thực tế do các trường tự quyết định. Thực tế là khi tổ chức kỳ thi tuyển sinh, chúng tôi cũng gặp một số khó khăn, vất vả, năm nào cũng phải bù lỗ, nhưng nếu lựa chọn giữa thi và không thi, tôi sẽ nghiêng về phương án có tổ chức thi.
* Ông Nguyễn Văn Lâm (trưởng phòng đào tạo Trường CĐ Giao thông vận tải):
Không nên chọn thay
Theo tôi, bộ không cần quyết định, lựa chọn thay cả thí sinh lẫn các trường. Về phía thí sinh, tại sao bộ phải quyết định giảm thi để tiết kiệm giúp thí sinh, trong khi đáng lẽ phải để các em tùy chọn muốn tiết kiệm hay không, tùy theo khả năng kinh tế của bản thân để đi thi ít hay thi nhiều.
Tôi nghĩ giữa chuyện tiết kiệm 100.000-200.000 đồng lệ phí thi với việc có thêm một cơ hội dự thi và xét tuyển thì phần nhiều thí sinh vẫn chọn vế thứ hai.
Về phía các trường, thi hay không thi, chỉ xét tuyển để tùy trường quyết định, để các trường tự chủ, bộ không nên bận tâm. Bộ chỉ cần chịu trách nhiệm ra đề thi chung để đảm bảo về chất lượng và độ bảo mật của đề thi, làm căn cứ thống nhất để xét tuyển. Trong thời điểm hiện nay cứ tạm giữ các đợt thi như năm 2010.
* Ông Triệu Văn Cường (hiệu trưởng Trường CĐ Nội vụ):
Không thể đổ đồng
Đối với trường tôi, với lượng thí sinh dự thi như những năm qua thi tuyển là yên tâm hơn cả. Tôi cho rằng khi bộ tính toán, tìm phương án tuyển sinh là bộ tính chung cho nhiều trường chứ không chỉ 1-2 trường.
Nếu là phương án phù hợp cho số đông, dù một trường vẫn tổ chức thi, nhưng nếu bộ không tổ chức đợt thi riêng cho các trường CĐ tôi cũng ủng hộ và thực hiện nghiêm túc.
Theo tôi, các trường thu hút đông thí sinh nên tổ chức thi để chọn được thí sinh chất lượng tốt hơn. Nếu chỉ xét tuyển bằng kết quả thi ĐH, các trường CĐ sẽ đổ đồng như nhau.
Theo Báo Tuoitre
Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh sinh viên, Bộ GD-ĐT cho biết, Vụ đang đề xuất với Thủ tướng Chính phủ việc khen tặng cho 7 sinh viên tiêu biểu xuất sắc nhất trong các trường đại học, cao đẳng.
Trước đây, vì quan niệm nhà trường là nơi mô phạm, chuẩn mực nên ít có ai nói đến tham nhũng trong giáo dục
Sáng ngày 21- 10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội đã diễn ra Đại hội thi đua yêu nước ngành giáo dục lần thứ V – năm 2010. Tham dự có đồng chí Tô Huy Rứa , Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
(HBĐT) - “Năm học 2010-2011 với chủ đề “tiếp tục đổi mới trong quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, thầy và trò trường Tiểu học Tân Mỹ A (Lạc Sơn) đang nỗ lực hàng ngày xây dựng nhiều tiết học hay, nhiều giờ học tốt để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học đã đề ra…”- thầy Phạm Văn Đệ- Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Ngày 20-10, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Giáo dục và Ðào tạo ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2010 - 2015. Ðồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư dự và phát biểu ý kiến.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã tặng tập sách về cải cách giáo dục của các nước trên thế giới cho ông Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tại buổi ký kết chương trình phối hợp công tác giữa bộ và ban "trong việc triển khai kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân", diễn ra chiều 20/10.