Trong khi nhiều gia đình người Việt Nam có xu hướng cho con học trường Tây trên đất Việt thì hai học sinh người Hàn Quốc lại cố gắng thi đậu vào Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TPHCM để được học tiếng Việt, văn hóa Việt.

 

Hai chị em Sun Min và Su Min. Ảnh: BÍCH THỦY

Cô chị tên là Yoon Sun Min, hiện đang học lớp 8A7 (chuyên Anh), tâm sự: “15 tháng tuổi em đã theo ba mẹ sang Việt Nam sinh sống cho đến bây giờ. Dù vẫn mang quốc tịch Hàn Quốc, ba mẹ là người Hàn Quốc, nhưng từ lâu em đã xem mình là người Việt Nam. Nếu sống ở Việt Nam mà không biết tiếng Việt thì không thể xem là người Việt”.

Ban đầu ba mẹ gửi Sun Min vào Trường Tiểu học Dân lập Quốc tế TPHCM nhưng đến năm cuối năm lớp 4, Sun Min quyết định xin ba mẹ chuyển sang học Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1, TPHCM) vì cảm thấy: “Nếu mình lớn lên và sinh sống tại Việt Nam nhưng lại đi học trường nói toàn tiếng Anh thì không còn ý nghĩa gì”.

Còn cô em Yoon Su Min, hiện đang học lớp 6A9, lại nói tiếng Việt sành sỏi hơn, vì ngay từ lớp 1 đã học tại Trường Tiểu học Hòa Bình. Khi tiếp xúc với chúng tôi, Su Min còn đóng vai trò thông dịch viên tiếng Việt để giải thích những từ mà chị Sun Min chưa hiểu hết. Su Min nói: “Em rất thích cách nói luyến láy, chơi chữ và các thành ngữ, tục ngữ của người Việt Nam. Trong lớp, em bị các bạn nam chọc là Sumo, thay vì gọi là Su Min. Cách nói này nghe rất vui. Em sẽ cố gắng lên lớp 8 vào học lớp chuyên văn”.

Su Min tự hào khoe: “Năm lớp 3, em và chị Sun Min phải sang Anh học một năm vì ba mẹ chuyển công tác. Đến năm lớp 4, em về lại Việt Nam, khi trường yêu cầu kiểm tra lại tiếng Việt, nếu rớt phải học lại lớp 3, đậu mới được học lớp 4. Kết quả là em đã vượt qua”.

Điều khiến cho cả gia đình và thầy cô kinh ngạc là năm lớp 5, Su Min đã thi đậu tốt nghiệp tiểu học với điểm tối đa (cả hai môn toán và văn - tiếng Việt đều 10 điểm). Khi thi tuyển vào Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Su Min thi đậu với số điểm khá cao: 31,75 (toán 7,5, văn 6,25 và tiếng Anh 18).

Su Min tâm sự: “Học tại những trường Việt Nam, em mới có thể học tốt tiếng Việt và tự tin giao tiếp với mọi người hơn, vì không chỉ học với thầy cô mà còn học cả ở bạn bè”.

Cả hai chị em cùng chia sẻ: “Trong ba ngôn ngữ mà chúng em biết là tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Việt, tiếng Việt khó học nhất nhưng đó là ngôn ngữ thích nhất”. Không chỉ yêu tiếng Việt, Sun Min và Su Min còn yêu cả món ăn Việt Nam. Sun Min nói: “Món em thích ăn nhất là rau muống xào tỏi, canh chua và đặc biệt là món phở. Các món ăn này có mùi vị rất đặc biệt và ít cay hơn món ăn Hàn Quốc”. Cô em gái Su Min thì cho biết món khoái khẩu nhất của mình là bún bò, vì khi ăn món này có rau bắp chuối rất ngon.

Hiện ba mẹ của Sun Min và Su Min đang là giảng viên khoa Hàn Quốc học của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM). Sun Min nói: “Ba em dạy môn lịch sử và văn hóa, còn mẹ dạy ngôn ngữ. Chỉ ở nhà, tụi em mới dùng tiếng Hàn để giao tiếp, trò chuyện với ba mẹ để duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ; còn đi học, đi chơi tụi em luôn dùng tiếng Việt để giao tiếp. Chúng em muốn học ở Việt Nam hết phổ thông, lên đại học mới sang Hàn Quốc học”.

Sun Min tâm sự: “Ước mơ của em là trở thành nhà ngoại giao, nên giờ, ngoài việc học tiếng Anh thật tốt, em sẽ cố gắng học tập văn hóa, đặc biệt là văn hóa Việt - Hàn, hai quê hương của em”. Su Min thì mong sau này sẽ trở thành một bác sĩ thật giỏi để có thể giúp đỡ được nhiều người

 

                                                                                      Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các em ở xóm Đồi Thung đã có nhà bán trú được xây dựng kiên cố ở trường THCS Quý Hòa
Trụ sở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn tại quận Gò Vấp

Đào tạo từ xa vẫn chưa hấp dẫn

Theo đánh giá của một số chuyên gia, lý do khiến nhiều người, trong đó có các nhà quản lý quay lưng lại, chưa yên tâm với việc đào tạo từ xa chính là sự hoài nghi về chất lượng sản phẩm đào tạo

GS. Ngô Bảo Châu được cấp nhà mới ở Vincom

Chiều 2/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý đã tới thăm gia đình GS. Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới mà Chính phủ vừa mua để giao cho gia đình GS. Ngô Bảo Châu sử dụng lâu dài.

82 tác phẩm đoạt giải cuộc thi “Em vẽ ước mơ của em”

Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi lần 2 với chủ đề “Em vẽ ước mơ của em” do Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam tổ chức từ ngày 1-9 đến ngày 15-10 đã kết thúc. Năm nay, cuộc thi đã thu hút được đông đảo các em thiếu nhi lứa tuổi 6-10 tuổi tham gia. Gần 9.000 bức tranh từ các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai được gửi về dự thi.

Khai giảng lớp học chữ nổi (Braille) cấp Quốc gia cho người mù tại Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 2/11, Hội Người mù huyện Lạc Sơn đã tổ chức khai giảng lớp học chữ nổi (Braille) cấp Quốc gia cho người mù. Đến dự và động viên có lãnh đạo T.Ư Hội Người mù Việt Nam, các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và huyện

Tấm lòng người Mông Hang Kia, Pà Cò với sự nghiệp giáo dục

(HBĐT) - Là 2 xã đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống kinh tế của 2 xã Hang Kia, Pà Cò thuộc huyện Mai Châu đang còn khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thức của người Mông Hang Kia, Pà Cò về công tác phát triển giáo dục đã có chuyển biến đáng kể, xuất hiện ngày càng nhiều những tấm lòng hảo tam giành cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

Mỹ mất 158 nghìn tỷ USD vì bạo lực học đường

Tổ chức quốc tế Plan vừa đưa ra bản báo cáo về tác động kinh tế của bạo lực học đường. Bản báo cáo phân tích trên 3 khía cạnh của bạo lực học đường, gồm đánh đập, lạm dụng tình dục và bắt nạt người khác. Mỹ phải trả một giá cao cho bạo lực trong giới trẻ, kể cả trong và ngoài trường học. Theo ước tính của Plan, bạo lực trong giới trẻ gây thiệt hại 158 nghìn tỷ USD ở Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục