Tổ chức quốc tế Plan vừa đưa ra bản báo cáo về tác động kinh tế của bạo lực học đường. Bản báo cáo phân tích trên 3 khía cạnh của bạo lực học đường, gồm đánh đập, lạm dụng tình dục và bắt nạt người khác. Mỹ phải trả một giá cao cho bạo lực trong giới trẻ, kể cả trong và ngoài trường học. Theo ước tính của Plan, bạo lực trong giới trẻ gây thiệt hại 158 nghìn tỷ USD ở Mỹ.

 

1/5 học sinh Mỹ từng bị bắt nạt

Báo cáo chỉ rõ có 20% đến 65% trẻ em trên thế giới từng bị bắt nạt nhưng con số thực tế còn cao hơn vì bạo lực học đường thường được báo cáo không đầy đủ.

Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố dữ liệu cho thấy, 1/5 học sinh phổ thông ở Mỹ đã từng bị bắt nạt một cách thường xuyên, có chủ đích.

Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu dựa trên 227 người trẻ từng bị đuổi học do bạo lực học đường hoặc đang theo học các khóa dạy kỹ năng giao tiếp đặc biệt.

Nghiên cứu ước tính Chính phủ Mỹ chi trả cho những người trong độ tuổi 12 - 22 hơn 10 tỷ đô, tương đương 45.472 đô/người.

Con số bao gồm phí tổn cho công việc của cảnh sát, tòa án, tài sản hư hại, việc giam giữ, sức khỏe tinh thần và điều trị, giáo dục cũng như nhà ở cho người không có việc làm.

Marci Hertz, nhà tư vấn thuộc Phòng Thanh thiếu niên và Sức khỏe học đường (DASH) nói: “Trẻ nhỏ có nhiều nguy cơ bị bắt nạt và xu hướng này cao hơn ở lứa tuổi học trung học”. Bà cho rằng bắt nạt, đánh nhau tăng cao ở nữ giới. “Dường như vấn đề này đang có xu hướng lan rộng”.

CDC coi đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. “Vì bị bắt nạt, các em có thể không đến trường và bỏ mất cơ hội được học tập” - Julie Hertzog, Giám đốc Trung tâm Quốc gia ngăn chặn bạo lực thuộc tổ chức Pacer, nói.

Một trong những cách Plan tính toán phí tổn của bạo lực học đường là xem xét thu nhập một người mất do bỏ lỡ cơ hội đến trường. Internet, điện thoại: tòng phạm mới của bạo hành.

Đầu năm nay, một cô bé 15 tuổi ở Massachusetts tự tử sau khi bị ức hiếp tàn nhẫn, bao gồm cả trêu chọc trên mạng. Đơn cử như các bạn cùng lớp gạch, xóa ảnh cô bé trong bức ảnh tập thể.

Tháng 9, Tyler Clementin, sinh viên trường ĐH Rutgers đã nhảy cầu tự vẫn sau khi cuộn băng quay chàng sinh viên 18 tuổi này và bạn trai bị tung lên mạng.

Cũng trong tháng trước, Seth Walsh và Asher Brown, 13 tuổi, tự sát do bạn bè trêu chọc là đồng tính.

Thế hệ trẻ đang lặn ngụp trong thế giới kỳ ảo của truyền thông số, việc trêu chọc hay bắt nạt người khác càng có thể nhanh chóng phát tán.

Julie Hertzog cho rằng nhờ Internet, điện thoại di động, trẻ nhỏ có thể trêu chọc trên mạng và phụ huynh cần biết trẻ làm gì trên mạng chứ không nên cấm chúng.

Tuy nhiên, các chuyên gia ở CDC thừa nhận rằng có nhiều cách sử dụng internet theo hướng tích cực. “Công nghệ không xấu. Phụ huynh không nên cấm con cái sử dụng internet” – Marci Hertz nói. “Một vài đứa trẻ có thể cảm thấy thoải mái hơn khi tương tác với những đứa trẻ khác trên mạng và có nhiều người sử dụng web để tìm kiếm thông tin về sức khỏe”.

Lời nói hay cây gậy đều khiến trẻ bị thương

Trước đây, bắt nạt được xem như là một chuyện bình thường. Một số người cho rằng đây là một phần của sự phát triển ở trẻ.

Nhưng với những người như nhà sư phạm Barbara Coloroso, đây không phải là việc gây sự bình thường. “Bắt nạt không phải do mâu thuẫn mà đó là thể hiện sự khinh thường người khác” – Bà nói –“Đây là bước chuyển ngắn từ bắt nạt ở sân trường đến bạo lực học đường”.

Báo cáo miêu tả một mối quan gần giữa bắt nạt ở trường học và bạo lực trong giới trẻ. “Bạo lực học đường là nguyên nhân số 2 gây tử vong trong giới trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ da đen” – Corrine Ferdon, nhà khoa học của CDC, cho biết.

Theo dữ liệu của CDC, những vụ chết người trong giới trẻ ở lứa tuổi 10-24, phần đông (84%) là do súng. Khảo sát tương tự trong 30 ngày trước khi thu thập dữ liệu cũng chỉ ra rằng 6% học sinh mang súng đến trường học.

“Bắt nạt không giống các vụ bạo lực gây chết người nhưng nó có thể leo thang. Xã hội Mỹ dần khẳng định không thể xếp việc bắt nạt như bình thường nữa” – Gary Slutkin, giám đốc điều hành tổ chức phòng chống bạo lực CeaseFire, nói.

Nhưng bắt nạt, dù không có súng, dao hay máu, vẫn gây tổn hại cho người khác. “Chúng ta thường bàn luận qua loa về việc bắt nạt bởi vì “những cây gậy và những viên đá làm gãy xương bạn còn từ ngữ chẳng bao giờ khiến bạn bị thương” nhưng điều đó không đúng.” – bà Coloroso nói.

“Gọi những đứa trẻ khác bằng từ ngữ thô tục về giới tính và sắc tộc là quá đáng. Những vết thương trên thân thể hàn gắn dễ dàng nhất” – Bà nói tiếp – “Bạn không phải thích đứa trẻ đó nhưng bạn cần kính trọng con người cậu ta.”

 

                                                                       Theo VietNamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ: Quyên góp ủng hộ học sinh vùng khó khăn

(HBĐT) - Ngày 1/11, Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ đã phát động đợt quyên góp ủng hộ học sinh vùng khó khăn. Đây là hoạt động thường niên mang ý nghĩa nhân văn và hết sức thiết thực của nhà trường nhằm góp phần vơi bớt những khó khăn của học sinh vùng sâu, vùng xa.

Đào tại liên thông CĐ, ĐH từ trung cấp nghề, CĐ nghề: Sẽ không “vênh” về chất lượng?

Theo thông tư liên tịch hướng dẫn về đào tạo liên thông vừa được Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH ký kết, học viên trung cấp nghề và CĐ nghề sẽ có nhiều cơ hội học lên trình độ CĐ và ĐH

Cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt 2010”: Vun đắp tâm hồn

Ngày 31-10, Báo SGGP phối hợp cùng Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức lễ trao giải cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” năm 2010 với sự tài trợ của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam. Đến dự lễ trao giải có Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài.

Cô giáo hành hạ trẻ có thể bị phạt 3 năm tù

"Cô giáo sai quá rồi. Sẽ phải chịu hình phạt thích đáng...". Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Lê Minh Hà nói với VietNamNet chiều 31/10. Còn luật sư Trương Xuân Hải phân tích, cô Xuân Nữ có thể bị phạt 3 năm tù và cấm dạy trẻ 5 năm vì hành vi hành hạ trẻ dã man.

“Bộ không mong muốn đẩy học sinh hư khỏi trường học”

Đó là quan điểm của Tiến sĩ Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên, Bộ GD-ĐT về việc xử lý học sinh sau hàng loạt vụ nữ sinh đánh nhau thời gian qua

Kim Bôi: 180 giáo viên THCS được tập huấn, bồi dưỡng chuẩn kiến thức, kỹ năng cấp học, môn học năm học 2010 - 2011

(HBĐT) - Từ ngày 27 - 29/10, Sở GD & ĐT phối hợp với phòng GD & ĐT huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng chuẩn kiến thức, kỹ năng cấp học, môn học năm học 2010 - 2011. 180 giáo viên đến từ 32 trường THCS, PTCS trên địa bàn toàn huyện đã tham dự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục