Các trường trung cấp, CĐ nghề được phép đào tạo lên thông lên ĐH sẽ là cánh cửa rộng mở cho người học. Tuy nhiên sự chênh lệch khá lớn giữa tuyển sinh đầu vào cũng như chất lượng của kì thi liên thông đang là vấn đề cần được giải quyết.
Theo lãnh đạo của một trường đào tạo nghề ở Hà Nội thì sở dĩ những năm qua tình trạng thí sinh “chê” các trường nghề bởi lẽ các em không có nhiều cơ hội để học lên các bậc cao hơn. Chỉ có một số ít các trường có đào tạo liên thông lên bậc ĐH từ khối K nhưng cũng không hút được nhiều thí sinh do tấm bằng đó vẫn gắn mác của trường nghề.
Để “cởi trói” cho các trường nghề, vừa qua Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, CĐ nghề lên trình độ CĐ và ĐH.
Theo đó, những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề và CĐ nghề cùng ngành nghề đào tạo được dự thi tuyển sinh đào tạo liên thông lên trình độ CĐ và ĐH theo quy định về đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT. Người đã tốt nghiệp trung cấp nghề, nếu chỉ tốt nghiệp THCS phải học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa THPT đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Với quy định đào tạo liên thông mới thì gần như khoảng cách giữa bằng cấp nghề và bằng chính quy sẽ bị “san lấp”. Chính điều này sẽ mở rộng cánh cửa cho sinh viên trường nghề nhưng nó cũng là “rào cản” lớn cho các trường chính quy, đặc biệt là khối các trường CĐ.
Thứ trưởng Bộ GD–ĐT Bùi Văn Ga từng chia sẻ với báo chí: “Không phải trường trung cấp, CĐ nghề nào cũng có thể được đào tạo liên thông. Khi trường muốn liên thông thì phải làm đăng ký, trong đăng ký đó, trường phải nói rõ chương trình đào tạo của hệ này, bổ sung bao nhiêu kiến thức về lý thuyết, môn nào, bao nhiêu giờ… Trên cơ sở đó Bộ mới xem xét”.
Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều trường ĐH, CĐ chính quy thì với những tiêu chí mà Bộ GD-ĐT yêu cầu thì các trường nghề không gặp quá nhiều khó khăn để thực hiện. Và khi hệ thống trường nghề đào tạo liên thông một cách rầm rộ thì chất lượng đầu vào cũng như đầu ra khó có thể kiểm soát được.
Trong mùa tuyển sinh năm 2010, khi chia sẻ về vấn đề này, lãnh đạo trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội tâm sự: “Không ít trường CĐ chính quy nhiều năm qua đã nỗ lực hết mình trong cả khâu vật chất lẫn chất lượng đào tạo nhưng tình trạng tuyển thiếu thậm chí phải đóng cửa ngành là điều không phải là hiếm. Chính vì thế nếu quyền lợi liên thông của các trường nghề như trường chính quy thì sẽ khiến công tác tuyển sinh của các trường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn”.
Trước vấn đề này, một chuyên gia tuyển sinh phân tích: “Rõ ràng đầu vào của các trường nghề nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với các trường chính quy (các trường nghề chủ yếu là xét tuyển qua kết quả học tập - PV). Bên cạnh đó chi phí học tập có thể sẽ ít tốn kém hơn. Chính vì thế với quy định mới này thì nguy cơ các thí sinh có học lực trung binh tìm đến các trường CĐ nghề để ghi danh sẽ tăng cao và lúc đó nguồn tuyển của các trường CĐ chính quy sẽ bị giảm đi một cách đáng kể”.
Chuyên gia này cũng cho biết thêm, sở dĩ thí sinh tìm đến các trường nghề bởi lẽ không phải trải qua các kì thi quá căng thẳng như kì thi ĐH, CĐ chính quy. Các em chỉ cần trải qua một hoặc hai kì thi liên thông là hoàn toàn có thể nhận được một tấm bằng ĐH chính quy. Trong khi đó đây là một kì thi “nội bộ” của các trường nên sẽ “nhẹ ký” hơn rất nhiều.
Không những thế với xu hướng hiện nay thì việc các trường ĐH, CĐ chính quy sẽ mở rộng cửa bắt tay với các trường nghề để đào tạo liên thông là điều tất yếu. Với nguồn tuyển liên thông có xu hướng gia tăng và quyền tự chủ trong khâu tuyển sinh của hệ này cao hơn thì nguy cơ các trường ít mặn mà với hệ chính quy là điều khó tránh khỏi.
Theo Dantri
Đầu tháng 11, Bộ GD-ĐT ký văn bản gia hạn tuyển sinh cho các trường ngoài công lập đến ngày 15/11. Tuy nhiên, việc "thả phao cứu trợ" muộn mằn của Bộ không giúp các trường thay đổi được tình thế khủng hoảng thiếu chỉ tiêu.
(HBĐT) - Trường THPT Công Nghiệp Hoà Bình tiền thân là trường Thanh niên vừa học, vừa làm TXHB được thành lập ngày 27/8/1970. Ngay trong những ngày đầu thành lập tuy chỉ có một lớp 10 với 30 học sinh và 8 giáo viên thỉnh giảng, một dãy nhà lớp học đơn sơ, một xưởng trường nhưng thầy và trò nhà trường đã bắt tay vào thực hiện tốt nhiệm vụ: vừa học tập, vừa lao động sản xuất.
(HBĐT) - Chánh Thanh tra Sở GD - ĐT Vũ Trấn Phương cho biết: Trong những năm qua, Thanh tra Sở đã chủ động xây dựng kế hoạch, tích cực phối hợp với các phòng chức năng, Phòng GD-ĐT các huyện, thành phố, đơn vị trực thuộc thực hiện tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, trong những năm qua, Thanh tra Sở đã chú trọng tới công tác CCHC, nâng cao chất lượng công vụ, kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót để nâng cao chất lượng các hoạt động thanh tra, kiểm tra.
(HBĐT)- Ngày 19/11, trường THPT Công Nghiệp đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập, đón Huân chương Lao động hạng nhất và kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tới dự.
(HBĐT) - Ngày 19/11, trường Cao đẳng nghề Sông Đà đã tổ chức kỷ niệm 25 năm ngày thành lập và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
(HBĐT) - Ngày 19/11, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức lễ kỷ niệm 28 năm ngày Nhà giáo Việt nam (20/11/1982 - 20/11/2010). Tới dự có đồng chí Hoàng Văn Đức, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy