Học sinh vùng lũ với bữa ăn đạm bạc, chỉ có cơm với rau.
Chỉ tay vào vệt nước vẫn in hằn trên bức tường của Trường mầm non Sơn Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh, cô Phạm Thị Hằng, hiệu trưởng nhà trường, vẫn chưa hết bàng hoàng và lo lắng vì cơn lũ lịch sử đi qua đã tàn phá hầu hết trang thiết bị của trường.
Theo cô Hằng, thiệt hại trong trận lũ vừa qua của trường là hơn 200 triệu đồng. Toàn bộ số trang thiết bị đồ dùng học tập, đồ chơi của các em bị hỏng hóc hoặc ngâm trong nước lâu ngày nên bị mục nát.
Trước cửa sân trường, chiếc đu quay bằng sắt thường ngày các em vẫn nô đùa mỗi khi ra chơi nay được xếp gọn gàng vào góc sân, chiếc ghế trên đu quay làm bằng nhựa xám xịt màu vàng phù sa.
Thậm chí, ngay cả chiếc máy bay cũng bị nước cuốn nằm chỏng trơ, thủng lỗ chỗ, cánh gãy, thân máy bay bị bung ra nên giờ các em không có trò gì để chơi.
Khi chúng tôi đến, đám trẻ nghèo vùng lũ Can Lộc đang trong giờ học vẽ. Cô Trần Thị Trang, giáo viên chủ nhiệm lớp đang đứng trước lớp chỉ dẫn các em vẽ ngôi nhà, ruộng vườn, ông mặt trời. Trên bàn, hộp màu tô của các em còn bám vết bùn mờ vẫn chưa trôi đi hết được.
Theo cô Trang, trước kia mỗi em học sinh đều có quyển tập tô và tập vẽ, nhưng khi lũ đến, toàn bộ số sách vở hướng dẫn cho các em nay bị hoen ố hoặc hỏng hết không thể tận dụng để học được. Vì thế nhà trường đã phải làm một việc xưa nay chưa từng có: 29 giáo viên trong trường đã đi vay mượn tiền, mua cho các cháu những tập giấy A4 để các cháu có thể tập tô và vẽ trên khổ giấy mà có lẽ lần đầu tiên chúng được thực hành.
Điều mà cô Trang và tất cả giáo viên trong trường lo lắng nhất là sau khi cơn lũ đi qua, các em vẫn phải tay không đến trường, không cặp, không sách vở, không đồ dùng học tập.
Nhiều khi không còn giấy, cô và trò phải tưởng tượng trong trí nhớ cách tô chữ và viết từng bảng chữ cái. Trên bục, cô đọc và chỉ bảo cách các em cách viết, ở dưới, học sinh lấy ngón tay và làm theo tô hờ lên trên bàn giống như là tô trong vở.
"Chúng tôi không thể huy động phụ huynh tiếp tục đóng góp tiếp, vì tất cả họ đều bị thiệt hại nặng sau lũ,” cô Hằng tâm sự.
Cũng bởi thế, chuyện gieo lại những mầm chữ ở mảnh đất nơi rốn lũ vừa đi qua này không thể ngày một ngày hai.
Điều mà các thầy cô ở đây lo nhất là nguy cơ các em bỏ học đang hiện lên rõ hơn bao giờ hết. Chưa lúc nào, những xóm làng của huyện Can Lộc nói riêng và khúc ruột miền Trung nói chung lại vắng bóng người đến thế. Những gia đình trắng tay sau lũ cứ lần lượt rủ nhau bỏ xứ vào Nam làm thợ hồ kiếm sống. Họ để lại đám trẻ ở nhà cho ông bà nuôi.
“Cái ăn chừ còn chưa đủ, nhiều nhà nỏ [chẳng] thể nghĩ đến việc học của con nữa,” cô Hằng thành thật.
Lớp học cứ được hôm đầy, hôm vơi. Đau lòng nhất, tại trường mầm non Xuân Lộc, có hai trường hợp các cháu đã phải thôi học hẳn vì gia đình không đủ tiền nuôi. Đó là cháu Phạm Quốc Toản và Nguyễn Thanh Thúy, 5 tuổi.
Ngậm ngùi, cô Hằng kể lại: “Ngày lũ rút, chúng tôi đã phải đến từng nhà để vận động phụ huynh đưa con đến lớp. Nhưng có những nhà kiên quyết không đồng ý. Có nhà đưa cả con em vào Nam nên việc học của các em gần như bị cắt đứt.”
Ngay cả đối với những em đã đến lớp, các cô cũng chỉ dám đảm bảo sẽ “cố hết sức” để việc học không đứt gánh giữa đường. Chỉ tay vào dãy phòng học vẫn còn hằn nguyên dấu vết của lũ, các cô bảo, để đảm bảo công tác dạy trước mắt, toàn thể giáo viên của trường đã phải bớt tiền lương, cùng góp để mua những thứ cần thiết nhất.
Đến như bữa ăn trưa hàng ngày chỉ 7.000 đồng một em, 100% học sinh của Xuân Lộc vẫn chưa có tiền để đóng. 29 giáo viên nữ đành phải bớt số tiền ít ỏi trong đồng lương không biên chế của mình để hỗ trợ các em.
Còn tại điểm Trường mầm non Sơn Mỹ, chuyện cái ăn, cái mặc và cả cái chữ cũng vẫn bị phủ dày một màu bùn đất. Cô giáo hiệu trưởng Nguyễn Thị Quý, bước khập khiễng với chiếc chân đau đi khắp lượt nhìn bầy con hơn 300 đứa trẻ nghèo của mình đang ăn bữa trưa mà lòng nghẹn đắng. Gần một tháng nay, thực đơn của các cháu vẫn đạm bạc với canh rau, chút cá khô và cơm trắng.
“Nhìn vậy, chứ để có cơm cho các con ăn, toàn bộ giáo viên đã đồng ý không nhận lương 1 tháng để bù tiền vào. Nếu không làm thế, quá nửa các em sẽ chẳng thể đến lớp,” cô Quý rơm rớm nước mắt bảo.
Bữa ăn đạm bạc của những mầm non bé nhỏ nơi rốn lũ bất chợt bị cắt ngang bởi trận mưa phùn trái tính. Bầy trẻ nhao nhác chạy vào dãy lớp chuẩn bị cho giấc ngủ trưa. Nhìn cảnh ấy, người hiệu trưởng già khẽ thở dài mà rằng, giờ, toàn bộ các cô vẫn đang cố gồng mình để nhặt lại cái chữ cho các con, nhưng về dài lâu, không hiểu sẽ thế nào?
Theo Vnn
(HBĐT) - Chánh Thanh tra Sở GD - ĐT Vũ Trấn Phương cho biết: Trong những năm qua, Thanh tra Sở đã chủ động xây dựng kế hoạch, tích cực phối hợp với các phòng chức năng, Phòng GD-ĐT các huyện, thành phố, đơn vị trực thuộc thực hiện tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, trong những năm qua, Thanh tra Sở đã chú trọng tới công tác CCHC, nâng cao chất lượng công vụ, kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót để nâng cao chất lượng các hoạt động thanh tra, kiểm tra.
(HBĐT)- Ngày 19/11, trường THPT Công Nghiệp đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập, đón Huân chương Lao động hạng nhất và kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tới dự.
(HBĐT) - Ngày 19/11, trường Cao đẳng nghề Sông Đà đã tổ chức kỷ niệm 25 năm ngày thành lập và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
(HBĐT) - Ngày 19/11, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức lễ kỷ niệm 28 năm ngày Nhà giáo Việt nam (20/11/1982 - 20/11/2010). Tới dự có đồng chí Hoàng Văn Đức, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy
Truyền thống hiếu học của nhân dân ta xưa nay cũng như những thành tựu giáo dục của VN có sự đóng góp to lớn của lớp lớp nhà giáo
Đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo sức khỏe cho học sinh song có một thực tế là hiện nay, y tế trường học chưa được qua tâm đầu tư đúng mức. Tình trạng người ít, chuyên môn hạn hẹp, phương tiện lạc hậu, thu nhập quá thấp, không có cơ hội thăng tiến, … đã khiến các cán bộ y tế lần lượt rời bỏ trường học ra đi, hiệu quả trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh khó có thể nâng cao, các bệnh học đường xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt ở cấp mầm non và tiểu học.