Trường Công nghiệp Hòa Bình đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.
(HBĐT) - Trường THPT Công Nghiệp Hoà Bình tiền thân là trường Thanh niên vừa học, vừa làm TXHB được thành lập ngày 27/8/1970. Ngay trong những ngày đầu thành lập tuy chỉ có một lớp 10 với 30 học sinh và 8 giáo viên thỉnh giảng, một dãy nhà lớp học đơn sơ, một xưởng trường nhưng thầy và trò nhà trường đã bắt tay vào thực hiện tốt nhiệm vụ: vừa học tập, vừa lao động sản xuất.
Ngày 25/8/1971, trường được đổi tên thành trường cấp III phổ thông vừa học, vừa sản xuất công nghiệp TXHB. Trong những năm tháng cả dân tộc ta đánh Mỹ, đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, nhiều thầy giáo, học sinh nhà trường đã xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ, chiến đấu tại các chiến trường. Trong số đó có những người đã anh dũng hy sinh, có những người đã để lại một phần xương máu của mình cho Tổ quốc, góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của nhà trường. Năm 1976, tỉnh Hoà Bình hợp nhất với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, trường được đổi tên thành trường cấp III Công Nghiệp B Hà Sơn Bình. Cùng với 45 trường cấp III trong toàn tỉnh, trường luôn dẫn đầu trong mọi phong trào thi đua. Với những thành tích xuất sắc của thầy và trò, năm 1979, nhà trường đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba.
Để phục vụ cho công trình thuỷ điện Hoà Bình tiến hành xây dựng, nhà trường đã nhường địa điểm cho công trình thế kỷ, di chuyển nhiều nơi, song vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục được giao. Năm 1985, do sự nghiệp giáo dục trên địa bàn TXHB phát triển mạnh, nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc ngày càng lớn, nhà trường đã được UBND tỉnh đồng ý cho tách làm hai trường: trường PTTH Kỹ thuật đặt tại địa bàn phường Chăm Mát và trường THPT Công Nghiệp thị xã Hoà Bình. Năm 1991, tỉnh được tái lập, trường được mang tên trường THPT Công Nghiệp Hoà Bình. Nhiệm vụ của nhà trường thay đổi, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp dạy nghề được bàn giao, nhà trường chỉ tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ giáo dục văn hoá cho học sinh. Từ năm học 1992-1993, nhà trường đã đề xuất, được sự đồng ý của UBND tỉnh và Sở GD&ĐT cho phép được mở hệ chuyên bán công đầu tiên trong cả nước. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên. Nhà trường được xếp vào tốp các trường dẫn đầu khối THPT của tỉnh.
Từ năm học 2004-2005, nhà trường bắt đầu chuyển sang mô hình lớp chất lượng cao. Đây là các lớp được tuyển chọn học sinh có năng lực học tập, ý thức tu dưỡng rèn luyện, được đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên giỏi, được học tập theo chương trình của Bộ GD &ĐT quy định, do nhà trường biên soạn nhằm đạt hiệu quả cao thi tuyển đại học và thi học sinh giỏi. Có lớp gần 100% học sinh đạt khá, giỏi, trong đó, giỏi chiếm 35%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 100%, 85% đỗ đại học. Nhà trường giữ vững trường tiên tiến xuất sắc và đơn vị dẫn đầu khối giáo dục THPT toàn Tỉnh. Trong suốt 40 năm qua, nhà trường đã đào tạo được 10.200 học sinh tốt nghiệp PTTH, tham gia học tập, lao động sản xuất và chiến đấu trên mọi nẻo đường của Tổ quốc. Có những học sinh của nhà trường đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, 6.200 lượt học sinh học lực khá, giỏi. 10.020 lượt học sinh đạt hạnh kiểm khá và tốt, 605 học sinh đạt giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh và 35 học sinh đạt giỏi quốc gia, 1 học sinh tham dự đội dự tuyển thi học sinh giỏi tin học quốc tế, 7.520 học sinh đã và đang học đại học, cao đẳng, 250 thạc sỹ, 22 tiến sỹ. Nhiều học sinh của trường đã trở thành các nhà khoa học, là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan trong và ngoài tỉnh, là sỹ quan trong LLVT, sinh viên ưu tú, doanh nhân và những người lao động giỏi
Hiện nay, trường có 26 lớp với 1.068 học sinh, 72 CB,GV,CNV, Đảng bộ đã có 3 chi bộ với 37 đảng viên. Cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học ngày càng được trang bị hiện đại, cảnh quan sư phạm khang trang. Năm học 2005-2006, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Từ năm 1991-1992, nhà trường liên tục giữ vững trường tiên tiến xuất sắc của tỉnh. Các năm học 1996-1997, 2005-2006, 2007-2008, 2008-2009, trường được nhận cờ đơn vị dẫn đầu khối THPT toàn tỉnh. Hai tổ chuyên môn được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và nhiều danh hiệu thi đua khác cho tập thể và cá nhân. Năm 2000, nhà trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì. Đảng bộ nhà trường liên tục nhiều năm đạt danh hiệu TS-VM tiêu biểu của Đảng bộ TPHB.
Suốt chặng đường 40 năm qua, các thế hệ thầy và trò trường THPT Công Nghiệp Hoà Bình luôn biết ơn về sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Sở GD &ĐT, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Nhờ đó, nhà trường đã vượt qua mọi khó khăn, kiên trì thực hiện các mục tiêu đề ra. Trường đã khẳng định được vị thế trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh về chất lượng giáo dục toàn diện. Năm 2010, trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.
Nhà giáo ưu tú Hà Đức Thạch
Hiệu trưởng trường TPPT Công nghiệp Hòa Bình
Truyền thống hiếu học của nhân dân ta xưa nay cũng như những thành tựu giáo dục của VN có sự đóng góp to lớn của lớp lớp nhà giáo
Đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo sức khỏe cho học sinh song có một thực tế là hiện nay, y tế trường học chưa được qua tâm đầu tư đúng mức. Tình trạng người ít, chuyên môn hạn hẹp, phương tiện lạc hậu, thu nhập quá thấp, không có cơ hội thăng tiến, … đã khiến các cán bộ y tế lần lượt rời bỏ trường học ra đi, hiệu quả trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh khó có thể nâng cao, các bệnh học đường xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt ở cấp mầm non và tiểu học.
Nhiều năm đã qua, nhưng trong ký ức của tôi vẫn vẹn nguyên hình ảnh người thầy đeo túi dết căng phồng sách vở, lầm lũi dắt ngựa ngược dốc núi, cùng dáng mảnh mai của cô giáo trẻ ôm bó hoa lau xuyên rừng về bản với học sinh…
(HBĐT) - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 28 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2010) và gặp mặt đại diện Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú ngành Giáo dục được Nhà nước phong tặng lần thứ 11 năm 2010.
(HBĐT) - Ở trường THCS Dân Hoà, một nhóm học sinh tay cầm hoa, cờ tập các kịch mục cho chương trình 20/11. Cô giáo Nguyễn Thị Kim (giải nhất môn địa lý cấp huyện năm học 2009-2010) đang chuẩn bị giáo án, bài giảng trên máy tính dành cho ngày hội giảng. Thầy Nguyễn Xuân Tản, Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: Mỗi dịp 20/11, trường lại có thêm động lực để phấn đấu thực hiện tốt phong trào thi đua dạy tốt-học tốt; nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn (mỗi năm học, nhà trường đều có 20 học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh).
Lễ tôn vinh Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields 2010, đã diễn ra trọng thể tối 16-11 tại hội trường lớn Khoa Toán Đại học Paris Nam (Paris 11), ở thành phố Orsay, ngoại ô phía nam thủ đô Pari.