Học sinh trường THCS thị trấn Mường Khến (Tân Lac) trong giờ thực hành môn tin học
(HBĐT) - Ông Phạm Khắc Dũng, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc cho biết: Thời gian đầu, khi bộ phận chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em được sáp nhập vào ngành LĐ-TB&XH đã có sự xáo trộn trong khâu tổ chức, nhiều nơi, đội ngũ cán bộ làm công tác này chủ yếu là kiêm nhiệm, không chuyên sâu và thường xuyên thay đổi nên phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Từ thực trạng đó, Phòng đã tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Chăm sóc, giáo dục trẻ em, đồng thời tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn toàn huyện. Bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em của huyện Tân Lạc đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng.
Hiện tại, trên địa bàn huyện Tân Lạc có 22.250 trẻ. Ngay từ đầu năm, Phòng LĐ-TB&XH đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ cho Quỹ Bảo trợ trẻ em bằng hình thức trích 1 ngày lương với mỗi cán bộ, viên chức lao động trên địa bàn và sự hỗ trợ của các mạnh thường quân. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên nguồn quỹ năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2010, toàn huyện đã đóng góp được 39 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này, huyện đã tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực như: thăm hỏi, tặng quà, tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt vào các dịp như: Quốc tế thiếu nhi 1/6, Trung thu, Tết Nguyên đán... Đặc biệt, trong tháng hành động Vì trẻ em, Phòng đã tham mưu cho Ban chỉ đạo chăm sóc và bảo vệ trẻ em huyện triển khai nhiều hoạt động, kêu gọi các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức hưởng ứng bằng mọi hình thức như: hỗ trợ, tặng quà, tổ chức nhiều buổi liên hoan ca nhạc đã thu hút được đông đảo trẻ em trên địa bàn tham gia.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đều nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Từ đầu năm đến nay, huyện đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 87 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vào dịp khai giảng, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6... với trị giá quà gần 25 triệu đồng. Nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ vùng sông nước, năm qua, Cục Bảo trợ trẻ em đã tặng 100 áo phao cho học sinh. Riêng đối với các em khuyết tật, hở hàm ếch, huyện đã phối hợp với Viện Phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng T.ư, tổ chức DONXA của Vương quốc Bỉ tổ chức khám, phân loại 12 đối tượng dị tật vận động đề nghị phẫu thuật miễn phí; lập danh sách đề nghị Cục Bảo trợ trẻ em tặng học bổng năm học 2010 - 2011 cho 2 đối tượng là con em gia đình chính sách, hộ nghèo vươn lên trong học tập. Huyện đưa 9 em bị sứt môi, hở hàm ếch, khuyết tật đi phẫu thuật miễn phí tại Đại học Y Hà Nội, Viện Phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng T.ư.
Theo ông Phạm Khắc Dũng, bên cạnh những mặt thuận lợi, công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: việc đóng góp Quỹ bảo trợ trẻ em vẫn chưa nhận được nhiều sự ủng hộ từ cá nhân, tổ chức. Mặt khác, chưa có nhiều nơi đạt các tiêu chí xây dựng mô hình xã, phường phù hợp với trẻ em. Chính vì vậy, để công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em ngày càng đạt hiệu quả đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền, gia đình, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
Hồng Nhung
Trong cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2011 vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, đối với các môn thi 1 buổi thì cấu trúc của đề thi giữ nguyên như năm 2010. Đối với các môn thi 2 buổi thì cấu trúc của đề thi có thay đổi.
(HBĐT) - Ngày 14/12, Hội LHPN tỉnh đã khai giảng lớp sơ cấp công tác phụ nữ khoá II năm 2010. tham gia lớp học có 65 cán bộ Hội các xã, phường, thị trấn.
(HBĐT) - Trong hai ngày 9,10/12, trường THKT-KT Hoà Bình phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện: Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc mở 4 lớp trung cấp hệ chính quy với 270 học sinh.
(HBĐT) - Trong 5 năm lại đây, chất lượng giáo dục huyện Cao Phong đã có những bước chuyển nhất định. Cùng với thành tựu chung của giáo dục Mường Thàng trong phong trào thi đua “Hai tốt”, thực hiện có hiệu quả các CVĐ, trong đó có CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là sự trưởng thành, lớn lên của đội ngũ nhà giáo.
Thực trạng của nền giáo dục và đào tạo (GD - ÐT), những thách thức đang đặt ra đối với nền GD - ÐT nước nhà; mục tiêu của GD - ÐT đến năm 2010 và các năm tiếp theo; trong đó có những nội dung và cách thức đổi mới của nền GD - ÐT cần tiến hành để phát triển đến năm 2020... Ðó là một trong những nội dung của Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) của Liên minh châu Âu đã và đang góp phần tháo gỡ, giải quyết dần từng bước nhằm không ngừng nâng cao chất lượng GD - ÐT.
Đề án phát triển trường chuyên không chỉ vấp phải sự phản ứng về cách đầu tư mà không ít mục tiêu cũng gây ra nhiều lo lắng cho các trường