Ngày 30/12, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư Điều lệ trường tiểu học. Theo thông tư, học sinh được tổ chức theo lớp học, mỗi lớp có không quá 35 học sinh
Theo nội dung Thông tư, diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh (HS) và đặc điểm vùng miền với bình quân tối thiểu 10m2 cho một HS đối với khu vực nông thôn, miền núi; 6m2 cho một HS đối với khu vực thành phố, thị xã. Đối với trường học 2 buổi trong ngày được tăng thêm diện tích để phục vụ các hoạt động giáo dục toàn diện.
Điều lệ cũng quy định, trong trường học, HS được tổ chức theo lớp học, mỗi lớp có không quá 35 HS. Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS đi học. Số lượng HS và số lớp trình độ trong một lớp ghép phù hợp năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện địa phương.
Điều lệ cũng quy định, giáo viên không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể HS và đồng nghiệp, không được xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức; dạy không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam; cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của HS; ép buộc HS học thêm để thu tiền; uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Về quy định với HS, Thông tư quy định, HS không được vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; gian dối trong học tập, kiểm tra; gây rối an ninh, trật tự trong nhà trường và nơi công cộng.
Về độ tuổi HS, Thông tư quy định tuổi của HS tiểu học từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm). Tuổi vào học lớp 1 là 6 tuổi; trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi. HS có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. HS trong độ tuổi tiểu học ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. HS lang thang cơ nhỡ có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát để xếp vào lớp phù hợp.
Theo DanTri
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, trong kỳ tuyển sinh 2011, nhiều trường ĐH đề xuất tăng chỉ tiêu và mở rộng thêm khối thi cho một số ngành khó tuyển. Trong số các trường dự kiến tăng chỉ tiêu tại TPHCM, Trường ĐH Tài chính - Marketing dẫn đầu khi dự kiến tăng khoảng 12.000 chỉ tiêu. Trong đó, hệ ĐH tăng 700 chỉ tiêu (năm 2010 là 1.300 chỉ tiêu) và hệ CĐ tăng 500 chỉ tiêu (năm 2010 là 1.000 chỉ tiêu).
Kế hoạch của Bộ GD-ĐT năm học 2011 sẽ triển khai dạy một số môn học bằng tiếng Anh. Đây là tin vui với các trường chuyên nhưng bên cạnh đó, không ít hiệu trưởng trường chuyên đã rất lo lắng vì nếu không tính kỹ thì rất khó khăn cho giáo viên
(HBĐT) - Trong những năm qua, được sự quan tâm Huyện uỷ, chính quyền, đặc biệt là của phòng GD-ĐT huyện Mai Châu luôn tạo mọi điều kiện giúp trường tiểu học thị trấn Mai Châu có những bước đi vững chắc, phát triển toàn diện các ngành học, nâng cao chất lượng dạy và học cho các em học sinh.
(HBĐT) - Hội Cựu giáo chức tỉnh ra đời theo Quyết định số 1931 ngày 6/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh đã được một năm. Năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, được sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả của cấp công đoàn giáo dục, Hội đã phát triển và hoạt động rộng rãi tới 11 huyện, thành phố.
(HBĐT) - Mặc dù đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, song với truyền thống hiếu học, trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Hòa Sơn (Lương Sơn) đã luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp “trồng người”, đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài.
Trong tháng 1/2011, Bộ GD-ĐT sẽ khảo sát năng lực giảng dạy của giáo viên tiếng Anh và trình độ tiếng Anh của học sinh các trường chuyên. Đồng thời, khảo sát điều kiện cơ sở vật chất để quyết định chọn các trường sẽ triển khai chương trình dạy học bằng tiếng Anh với các môn khoa học tự nhiên ở trường chuyên.