Giờ học Toán bằng tiếng Anh ở Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (thuộc ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội)
Trong tháng 1/2011, Bộ GD-ĐT sẽ khảo sát năng lực giảng dạy của giáo viên tiếng Anh và trình độ tiếng Anh của học sinh các trường chuyên. Đồng thời, khảo sát điều kiện cơ sở vật chất để quyết định chọn các trường sẽ triển khai chương trình dạy học bằng tiếng Anh với các môn khoa học tự nhiên ở trường chuyên.
Ông Nguyễn Hải Châu, giám đốc Chương trình phát triển Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, từ năm học 2011- 2012 sẽ dạy học bằng tiếng Anh với môn Toán, Tin. Sau năm 2015 sẽ triển khai tiếp ở các môn Lý, Hóa, Sinh ở khoảng 30% số trường THPT chuyên trên cả nước. Cho đến năm 2020 sẽ "cán đích" tất cả 76 trường chuyên đều dạy các môn này bằng tiếng Anh.
Hiện tại, Bộ đang biên soạn tài liệu giảng dạy bằng tiếng Anh các môn trên. Đến hè 2011, sẽ tập huấn tiếng Anh cho 456 giáo viên dạy môn chuyên.
Cũng trong giai đoạn 1 (2011-2015) Bộ GD-ĐT sẽ mở các khoa đào tạo trình độ thạc sĩ, bồi dưỡng về quản lý giáo dục, giảng dạy tiếng Anh, giảng dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học bằng tiếng Anh trong nước, nước ngoài và các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, năng lực phát triển chương trình, nội dung dạy học cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý...
Hiện, đã có một số cơ sở triển khai dạy Toán, Tin... bằng tiếng Anh như Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng, Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội)...
Ông Nguyễn Thành Công, giáo viên môn Sinh học, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội 1 cho biết, với mục tiêu mà trường hướng tới là đào tạo song ngữ trong tương lai, ông đã nuôi ý định sẽ tiến hành giảng dạy môn Sinh bằng tiếng Anh trong một số bài, áp dụng cho một số lớp.
"Chủ trương này vừa là một động lực, nhưng cũng là thách thức khi đây cơ hội để nâng cao trình độ giảng dạy và kiến thức chuyên môn. Với học sinh, đây là cơ sở để các em hội nhập với những bài giảng quốc tế, được truyền đạt bởi những giáo sư hàng đầu về ngành khoa học đó".
Ông Công kỳ vọng: "Nếu học sinh có thể nghe giảng trực tiếp từ các giáo sư đầu ngành ở nước ngoài thì có tác động rất lớn đến khả năng lĩnh hội kiến thức của các em. đó là chưa kể đến mọt ngôn ngữ mới sẽ mang theo những nét văn hoá mới, cách tư duy mới, phong cách sống và làm việc mới cho học sinh."
Theo thầy giáo Sơn Hà, dạy môn Toán của trường Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội 1, học sinh chuyên đều có khả năng tự học rất tốt. "Nhìn xa hơn, hiện nay còn rất nhiều học sinh giỏi đi du học phải bỏ ra một năm để học tiếng Anh trước khi vào học chuyên ngành thì việc chuẩn bị cho các em học tiếng Anh từ bây giờ sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian quý báu đó."
Trong thực tế, đã có một số cơ sở triển khai dạy Toán, Tin... bằng tiếng Anh như Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng, Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội)...
Tâm tư chung của lãnh đạo các trường chuyên, dạy tiếng Anh là cần thiết và phải làm, nhưng...rất khó có đủ giáo viên.
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng Huỳnh Nhứt cho biết, trong số 90 giáo viên đang giảng dạy tại trường, chỉ 6 người có khả năng dạy được bằng tiếng Anh ngay. Do đó, trường dự kiến học kỳ 2 năm học 2011-2012 mới triển khai.
Hiện nay, trường đang tổ chức cho giáo viên tập sự, giảng thử bằng tiếng Anh ở môn Toán, Hóa.
Là trường chuyên thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có lợi thế hơn về nguồn giáo viên, nhưng phó Hiệu trưởng Nguyễn Bá Bình nêu con số: trong 45 giáo viên cơ hữu thì 30% người có khả năng tiếng Anh tốt nhưng chưa thể lên lớp dạy 100% các môn Toán, Lí, Hóa... bằng tiếng Anh ngay trong năm tới mà chỉ có thể triển khai ở một số chương, bài.
Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) có khoảng 50% giáo viên các môn tự nhiên có thể giảng dạy bằng tiếng Anh.
Thầy giáo Nguyễn Duy Thái Sơn dạy chuyên Toán ở Trường THPT Lê Qúy Đôn (Đà Nẵng), từng đứng lớp 2 năm bằng tiếng Anh nói: "Khả năng tiếp thu của học sinh rất tốt, do các em là học sinh chuyên Anh. Còn giảng dạy các môn Toán, Lí, Hóa...bằng tiếng Anh cho các lớp không chuyên ngữ sẽ khó khăn gấp nhiều lần".
"Vấn đề cốt lõi là phải chuẩn bị đủ cả về lượng và chất của đội ngũ giáo viên đứng lớp" - thầy Sơn chia sẻ. Song song với đó là phải có chương trình học và kiểm tra phù hợp, tránh tình trạng như khóa học 2004 - 2005 và 2005 - 2006 của trường: học bằng tiếng Anh, nhưng thi học kỳ bằng tiếng Việt nên khó cho các em trong diễn đạt. Từ đó đến nay, trườngkhông giảng dạy môn Toán bằng tiếng Anh nữa.
ng Công kỳ vọng: "Nếu học sinh có thể nghe giảng trực tiếp từ các giáo sư đầu ngành ở nước ngoài thì có tác động rất lớn đến khả năng lĩnh hội kiến thức của các em. đó là chưa kể đến mọt ngôn ngữ mới sẽ mang theo những nét văn hoá mới, cách tư duy mới, phong cách sống và làm việc mới cho học sinh."
Theo thầy giáo Sơn Hà, dạy môn Toán của trường Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội 1, học sinh chuyên đều có khả năng tự học rất tốt. "Nhìn xa hơn, hiện nay còn rất nhiều học sinh giỏi đi du học phải bỏ ra một năm để học tiếng Anh trước khi vào học chuyên ngành thì việc chuẩn bị cho các em học tiếng Anh từ bây giờ sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian quý báu đó."
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, hơn 2.312 tỷ đồngđề án phát triển trường THPT chuyên giai đoạn 2010 -2010. được dành cho Trong đó, ngân sách nhà nước: Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục trên 1.295 tỷ đồng; Vốn vay ODA gần 954 tỷ đồng. Nguồn ngân sách địa phương gần 64 tỷ đồng. Mục tiêu xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên là hình mẫu của các trường THPT về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục. Xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên thành một hệ thống cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020. |
Theo VietNamnet
Một nam sinh trung học ở Hàn Quốc đã hành hung cô giáo của mình khi cậu ta tìm cách rời khỏi lớp học, khiến cô phải nhập viện
Chi phí đào tạo bình quân cho một học sinh, sinh viên trong năm 2011 sẽ tăng lên đáng kể. Trong đó, TCCN tăng 30%, ĐH tăng 19% và CĐ tăng 17%
Qua các kỳ khoa cử dưới chế độ phong kiến Việt Nam, phong trào học tập của Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ với sáu trạng nguyên, tám bảng nhãn, sáu thám hoa, 204 tiến sĩ. Phát huy truyền thống, ngày nay, hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở Thanh Hóa tiếp tục được đẩy mạnh, nhân rộng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HÐH
(HBĐT) - Chi bộ trường THPT Ngô Quyền (TPHB) hiện có 22/36 đảng viên. Thực hiện nhiệm vụ của trường, nhiều năm qua, chi bộ đã triển khai có hiệu quả tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp, nhất là các định hướng của Đảng, Nhà nước trong phát triển giáo dục.
(HBĐT) - Thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS năm 2010, tính đến nay, toàn huyện Kim Bôi có 28/28 xã, thị trấn đạt đạt phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1
Không có sinh viên nào chọn làm giáo viên tiếng Anh tiểu học nhưng muốn chọn chương trình học 5 năm rưỡi để lấy bằng cử nhân liên môn giáo dục tiểu học và tiếng Anh tiểu học