Bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, giới tính, giáo dục quốc phòng, kỹ năng sống, phòng chống tham nhũng... tất cả đều được dồn vào môn giáo dục công dân khiến giáo viên và học sinh mệt mỏi
Thời gian gần đây, mỗi lần xã hội “nóng” lên vấn đề gì thì nội dung đó lập tức được đề xuất đưa vào lồng ghép trong bộ môn giáo dục công dân (GDCD) để giảng dạy khiến giáo viên và học sinh của nhiều trường tại TPHCM lên tiếng than vì quá mệt mỏi và khổ sở, đặc biệt là ở bậc THPT.
Một lãnh đạo của Bộ GD-ĐT cho biết bộ môn GDCD ngoài việc lồng ghép giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, ma túy, mại dâm... sắp tới còn thêm phòng chống tội phạm, chống tác hại game online... Lồng ghép quá nhiều thì không chỉ giáo viên mệt mỏi, nhà trường mệt mỏi mà cả ngành giáo dục cũng rất vất vả. Lồng ghép những nội dung này tất nhiên là hợp lý nhưng mức độ cũng phải cân nhắc |
Cần điều chỉnh giáo trình Thầy Nguyễn Thành Long, giáo viên Bộ môn GDCD Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình - TPHCM), cho biết để giúp học sinh vừa được học chương trình lồng ghép vừa cảm thấy nhẹ nhàng với chương trình nền, thầy đã phải bỏ rất nhiều công sức tìm kiếm tài liệu liên quan như hình ảnh, phim, clip, bài báo... vừa phải nghĩ ra nhiều phương pháp giảng dạy giúp lớp học sinh động (như thảo luận nhóm, tiểu phẩm...). Thầy Long cũng đề xuất một số bài của môn GDCD quá dài nên giáo viên rất khó phân phối chương trình. Nếu bắt học sinh học ở nhà thì sợ các em không nhớ hết. Bản thân giáo trình khá khô, hình ảnh, tư liệu đã cũ, không hợp với tâm lý học sinh nên cần điều chỉnh để giáo viên dạy chương trình lồng ghép có hiệu quả hơn. |
Bà Nguyễn Thị Yến Trinh, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5): Chọn lọc phù hợp, học sinh hào hứng hơn Ban giám hiệu phải mời chuyên gia, nhà tư vấn pháp luật, tâm lý... và cả đội kịch phục vụ cho các buổi chuyên đề dưới cờ vào mỗi tuần để “dụ” học sinh học và bổ sung kiến thức môn GDCD dưới dạng ngoại khóa.
Lồng ghép nhiều nội dung vào trường học để hỗ trợ kiến thức cho học sinh là hợp lý nhưng phải có sự chọn lọc phù hợp với từng khối, với sở thích của học sinh.
Nếu chỉ lồng ghép vào môn GDCD các nội dung như phòng chống bạo lực học đường, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông... nhiều giáo viên sẽ không biết lồng ghép thế nào cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên, qua lồng ghép vào tiết sinh hoạt dưới cờ, học sinh hào hứng hơn và được tác động sâu, hiệu quả hơn.
Ông Trần Khắc Huy, Trưởng Phòng Công tác học sinh - sinh viên, Sở GD - ĐT TPHCM: Cũng là một cách giảm tải Sở đã chủ trương lồng ghép một số nội dung giáo dục học sinh vào tiết sinh hoạt dưới cờ hằng tuần. Mỗi tuần, các trường tổ chức một chuyên đề dưới cờ cho học sinh, các chuyên đề này liên quan đến các nội dung đang dạy lồng ghép vào môn GDCD. Đó cũng là cách giảm tải cho môn GDCD. |
Theo NLĐ
Khảo sát của Sở GD-ĐT Hà Nội với hơn 370.000 học sinh (HS) phổ thông cho thấy hơn 215.000 em chơi game online 1-3 lần/tuần, chiếm 58%. Số HS chơi game online từ 4-6 lần/tuần là hơn 90.000 em, số chơi nhiều hơn 10 lần/tuần là gần 13.000 em. Tỉ lệ HS chơi vào ngày nghỉ hoặc giờ hành chính chiếm 40%.
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, trong kỳ tuyển sinh 2011, nhiều trường ĐH đề xuất tăng chỉ tiêu và mở rộng thêm khối thi cho một số ngành khó tuyển. Trong số các trường dự kiến tăng chỉ tiêu tại TPHCM, Trường ĐH Tài chính - Marketing dẫn đầu khi dự kiến tăng khoảng 12.000 chỉ tiêu. Trong đó, hệ ĐH tăng 700 chỉ tiêu (năm 2010 là 1.300 chỉ tiêu) và hệ CĐ tăng 500 chỉ tiêu (năm 2010 là 1.000 chỉ tiêu).
Kế hoạch của Bộ GD-ĐT năm học 2011 sẽ triển khai dạy một số môn học bằng tiếng Anh. Đây là tin vui với các trường chuyên nhưng bên cạnh đó, không ít hiệu trưởng trường chuyên đã rất lo lắng vì nếu không tính kỹ thì rất khó khăn cho giáo viên
(HBĐT) - Trong những năm qua, được sự quan tâm Huyện uỷ, chính quyền, đặc biệt là của phòng GD-ĐT huyện Mai Châu luôn tạo mọi điều kiện giúp trường tiểu học thị trấn Mai Châu có những bước đi vững chắc, phát triển toàn diện các ngành học, nâng cao chất lượng dạy và học cho các em học sinh.
(HBĐT) - Hội Cựu giáo chức tỉnh ra đời theo Quyết định số 1931 ngày 6/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh đã được một năm. Năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, được sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả của cấp công đoàn giáo dục, Hội đã phát triển và hoạt động rộng rãi tới 11 huyện, thành phố.
(HBĐT) - Mặc dù đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, song với truyền thống hiếu học, trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Hòa Sơn (Lương Sơn) đã luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp “trồng người”, đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài.