Học kỳ 1 vừa kết thúc cũng là lúc bắt đầu chặng đường ôn thi tốt nghiệp THPT của học sinh (HS) lớp 12.
Theo phân phối chương trình thì đến giữa tháng 5.2011, HS lớp 12 mới kết thúc năm học. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu trường nào qua tháng 4 mới xong chương trình thì đã là muộn, vì thông thường các trường đều “đẩy nhanh tiến độ” để đến cuối tháng 3 là hoàn tất nội dung kiến thức.
Ôn trước các môn cố định
Vào thời điểm này, các trường THPT tại TP.HCM đã bắt đầu kế hoạch ôn thi tốt nghiệp. Ông Nguyễn Hoàng Việt - Hiệu trưởng trường THPT Phú Nhuận cho biết: “Nhà trường tận dụng 2 tuần đầu tiên của năm học vào tháng 8 và sắp xếp lịch học các môn Thể dục, Tin học, Quốc phòng vào buổi chiều để tận dụng thời gian buổi sáng bố trí thời khóa biểu các môn văn hóa”. Tuy nhiên, Hiệu trưởng Nguyễn Hoàng Việt cho hay: “Lịch ôn tập cho HS không dày đặc mà sẽ tạo điều kiện để các em có thời gian tự học. Vì nếu bắt buộc học ở trường cả ngày sẽ không hiệu quả”.
Học sinh trường tư mà để đến thời điểm này mới ôn thi thì không mong lấy lại được kiến thức | |
Bà Dương Thị Tam Phó hiệu trưởng trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký |
Ông Phạm Văn Tiến - Hiệu trưởng trường THPT Tân Phong, thông tin: “Có kết quả kiểm tra học kỳ 1 là nhà trường tổ chức rà soát trình độ ngay để lập danh sách những HS còn hổng kiến thức. Trước tiên, nhà trường tổ chức phụ đạo 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ với thời lượng 3 buổi/tuần”.
Tránh tình trạng “vắt chân lên cổ chạy”, trường THPT Tạ Quang Bửu cũng đang thống kê kết quả điểm thi của hơn 500 HS lớp 12 để thực hiện phụ đạo cho HS yếu kém. Ông Nguyễn Minh Sơn - Hiệu trưởng nhà trường, cho rằng: “Thời điểm này phải ôn tập trước 3 môn cố định là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Cuối tháng 3, Bộ GD-ĐT công bố 3 môn thi tiếp theo thì HS sẽ bước vào chặng nước rút. Chứ nếu chần chừ e rằng không kịp bổ sung kiến thức cho các em”.
Giờ đã là muộn
Với các trường ngoài công lập thì kế hoạch ôn thi tốt nghiệp cho HS đã thực hiện ngay từ đầu năm học. Lãnh đạo một trường THPT tư thục thừa nhận: “Mặt bằng học lực của HS thấp, điểm tuyển sinh đầu vào hạn chế, nhiều em ý thức học tập kém nên nhà trường phải nỗ lực rất nhiều”. Thế nên hầu hết lãnh đạo các trường đều khẳng định: “Giờ mới bắt đầu thì không ổn”.
Ở trường PT dân lập Thanh Bình, ban giám hiệu lên kế hoạch ôn thi từ cuối năm lớp 11, xác định chính xác học lực của HS để tách nhóm phụ đạo vào đầu năm lớp 12. Định kỳ mỗi tháng, HS sẽ có một bài kiểm tra để từ đó giáo viên bộ môn cùng giáo viên quản nhiệm có kế hoạch ôn tập cụ thể. Riêng HS khá giỏi được học các lớp ôn thi ĐH từ tháng 9 với thời lượng từ 2 - 4 tiết/tuần. Ông Lê Văn Linh - Hiệu trưởng nhà trường, thông tin thêm: “Với những HS nội trú, mỗi tối các em phải ôn bài, đặc biệt là các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ đến 21 giờ 30. Còn với HS bán trú, nếu gia đình nào không có điều kiện kèm cặp thì các em có thể vào trường học. Chứ nhà trường không chờ đến thời điểm công bố các môn thi tốt nghiệp để chạy nước rút vì như vậy sẽ gây áp lực, làm mất tinh thần của các em”.
Các trường dân lập có quyền chủ động sắp xếp thời gian học tập cho HS nên trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký đã thực hiện vừa học vừa ôn tập, củng cố kiến thức ngay từ đầu tháng 7, khi HS bước vào năm học mới. Bà Dương Thị Tam - Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Nhà trường chú trọng 5 môn học Toán, Văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, tăng gấp đôi số lượng tiết học/tuần theo quy định của Bộ GD-ĐT. Có như vậy thì giáo viên và HS mới có đủ thời gian truyền đạt và tiếp thu kiến thức. Chứ HS trường tư mà để đến thời điểm này mới ôn thi thì không mong lấy lại được kiến thức”.
Theo Báo Thanhnien
Theo Bộ GD-ĐT, năm 2011, ngân sách phân bổ cho đào tạo học sinh, sinh viên trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, CĐ, ĐH và sau ĐH là hơn 1.765 tỉ đồng, trong đó chi bù học phí cho các trường sư phạm là hơn 249 tỉ đồng.
Từ tháng 1/2011, các trường đại học ở Pháp sẽ tự lo cho “số phận” của mình, theo báo Le Figaro số ra ngày 31/12/2010. Các trường này sẽ phải tự quản lý nguồn nhân lực, ngân sách mà trước đây họ phải tuân theo sự hướng dẫn của Nhà nước.
(HBĐT) - Cô giáo Trần Thị Bảy, Chủ tịch công đoàn trường tiểu học Quý Hòa (Lạc Sơn) cho biết: Nhà trường đã coi CVĐ “ Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” gắn với chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên. Từ đó, công đoàn nhà trường vận động cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt quy chế của ngành, nội quy, quy chế của nhà trường. Các giáo viên của trường luôn giúp đỡ nhau trong công tác và cuộc sống. Riêng phong trào thi đua “Hai tốt”, ngoài việc tổ chức hội giảng, thăm lớp, dự giờ, Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt chú trọng quản lý nề nếp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
Trong năm 2011, Bộ sẽ thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc triển khai dự án thành lập trường.
Mức phân bổ ngân sách đầu tư cho mỗi học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam là 15 triệu đồng/học sinh mỗi năm, cao nhất trong các bậc học.
Thưởng Tết chỉ mang tính tinh thần là chính nên nhiều giáo viên phải nhanh tay sắm Tết sớm vì lo giá cả leo thang. Một cái Tết no đủ - điều đơn giản đó lại là mong muốn của rất nhiều người theo nghề giáo.