Sau ngày tốt nghiệp ở Mỹ, thầy giáo khiếm thị Lê Dân Bạch Việt từ chối nhiều lời mời hấp dẫn để về nước dạy học, mở ra hy vọng mới cho người khiếm thị với phương pháp định hướng di chuyển. Chương trình vừa khởi động, thì ngày 2-1-2011 thầy Bạch Việt đã ra đi vĩnh viễn...

Năm 2006 là năm có nhiều tin vui với người khiếm thị tại VN, bởi lúc đó thầy giáo Lê Dân Bạch Việt đã hoàn thành lớp nghiên cứu về “định hướng di chuyển cho người khiếm thị” từ Mỹ trở về, mở ra nhiều hy vọng về khả năng nhận biết xung quanh, tự tìm đường đi, tránh các chướng ngại vật, định hướng âm thanh... cho người khiếm thị.

Thầy giáo khiếm thị Lê Dân Bạch Việt (giữa) đang trao đổi bài giảng với đồng nghiệp
 
Sợ thiếu thời gian
 
Nhiều đồng nghiệp nhớ lại từ ngày về nước và trực tiếp giảng dạy tại Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TPHCM),  thầy Việt làm việc quần quật vì lúc nào cũng sợ thiếu thời gian và cháy giáo án. Thầy luôn làm theo tâm niệm không phải “làm cho”, “làm vì” người khuyết tật mà là làm cùng họ. Có như vậy mới dần xóa bỏ được khoảng cách với những người kém may mắn và giúp họ hết mặc cảm, tự ti.
 
Không khó để tìm ra ngôi nhà nhỏ của thầy Việt trong một hẻm nhỏ trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 - TPHCM bởi bao nhiêu năm nay, người dân xung quanh đã quen với hình ảnh một thầy giáo khiếm thị ngày ngày đón xe buýt đến trường. Căn nhà nhỏ của gia đình thầy Việt cũng đã gắn với hình ảnh của những thế hệ học trò khiếm thị.
 
Đám tang của thầy giáo Lê Dân Bạch Việt là một đám tang đặc biệt, bởi ở đó có quá nhiều vành khăn trắng được phát ra. Những học trò vịn vào nhau từng  hàng, từng hàng đến thắp nhang cho thầy, họ xin được để tang với tư cách của những đứa con chứ không chỉ dừng lại ở tình cảm thầy trò. 
 
Lúc mới sinh (năm 1961), Lê Dân Bạch Việt đã mắc phải nhiều bệnh tật. Hai tháng tuổi đã không nhìn thấy gì. Để vào được Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn (nay là Nhạc viện TPHCM), Việt đã tập đi tập lại một bản đàn đến mức mười đầu ngón tay xơ tướp. Bù lại, bài thi của Việt được đánh giá là xuất sắc nhất lúc bấy giờ và là của một người khiếm thị nên càng được hội đồng tuyển sinh trân trọng hơn.
 
Mở ra hy vọng mới
 
Việc thầy giáo Việt quyết tâm qua Mỹ học bắt nguồn từ một sự việc đau lòng. Ấy là trong một dịp 20-11, thầy được hai học trò khiếm thị lặn lội từ Cần Thơ lên TPHCM thăm. Khi qua bến phà vì không thấy đường nên bị xe đụng và mất. Đau buồn và bị ám ảnh, thầy Việt quyết tâm qua Mỹ để học về “Định hướng và di chuyển”.
 
“Một người bình thường nơi đất khách quê người đã khó sống huống gì là người khiếm thị. Không biết đường, không có phương tiện, không người thân. Quả thật khủng khiếp. Những ngày đầu, Việt gọi điện về nhà nhờ mẹ chỉ cách nấu ăn. Có những lúc Việt tâm sự muốn bỏ cuộc nhưng ngày mai thức dậy lại  gọi điện về nói sẽ quyết tâm hơn nữa”- chị Lê Dân Thanh Việt, một trong những người chị gái của thầy Việt, nhớ lại.
 
Lớp học đặc biệt bên Mỹ ngày đó vỏn vẹn có 4 học viên trên toàn thế giới nhưng chỉ có mình thầy Việt theo học tới cùng. Sau ngày tốt nghiệp, thầy giáo Việt từ chối nhiều lời mời gọi hấp dẫn ở Mỹ, quay về nước và tiếp tục dạy học, mở ra hy vọng mới cho những người khiếm thị với phương pháp định hướng di chuyển lần đầu tiên xuất hiện tại VN. Với vốn tiếng Anh vững chắc, lưu loát nhờ tự tìm tòi, học hỏi, thầy giáo Việt nhiều lần ra nước ngoài tham dự các hội thảo và diễn đàn quốc tế về người khuyết tật.
 
Thầy giáo Việt còn viết sách, dịch tài liệu để giúp cho các bậc cha mẹ biết cách chăm sóc con nếu chẳng may bị khiếm thị vì “càng can thiệp sớm, càng có nhiều hy vọng”. Sách đã chuẩn bị đem in, dự án và các lớp học về định hướng di chuyển đã bắt đầu khởi động nhưng thầy giáo Việt thì không còn nữa.
 
                                                                                     Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Học viên lớp điện dân dụng trường Cao đẳng Nghề Hoà Bình thực hành tại lớp học.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển NV2 vào Trường Đại học Sài Gòn trong kỳ thi tuyển sinh 2010.
Không có hình ảnh

Từ 2011, 90% trường ĐH của Pháp tự chủ tài chính

Từ tháng 1/2011, các trường đại học ở Pháp sẽ tự lo cho “số phận” của mình, theo báo Le Figaro số ra ngày 31/12/2010. Các trường này sẽ phải tự quản lý nguồn nhân lực, ngân sách mà trước đây họ phải tuân theo sự hướng dẫn của Nhà nước.

Công đoàn trường tiểu học Quý hòa (Lạc Sơn): Chăm lo thiết thực đời sống cán bộ, giáo viên

(HBĐT) - Cô giáo Trần Thị Bảy, Chủ tịch công đoàn trường tiểu học Quý Hòa (Lạc Sơn) cho biết: Nhà trường đã coi CVĐ “ Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” gắn với chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên. Từ đó, công đoàn nhà trường vận động cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt quy chế của ngành, nội quy, quy chế của nhà trường. Các giáo viên của trường luôn giúp đỡ nhau trong công tác và cuộc sống. Riêng phong trào thi đua “Hai tốt”, ngoài việc tổ chức hội giảng, thăm lớp, dự giờ, Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt chú trọng quản lý nề nếp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

Xử lý các vi phạm trong triển khai dự án thành lập trường

Trong năm 2011, Bộ sẽ thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc triển khai dự án thành lập trường.

Học sinh Amsterdam nhận được đầu tư cao nhất

Mức phân bổ ngân sách đầu tư cho mỗi học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam là 15 triệu đồng/học sinh mỗi năm, cao nhất trong các bậc học.

Giáo viên thành phố lo... “chạy” Tết

Thưởng Tết chỉ mang tính tinh thần là chính nên nhiều giáo viên phải nhanh tay sắm Tết sớm vì lo giá cả leo thang. Một cái Tết no đủ - điều đơn giản đó lại là mong muốn của rất nhiều người theo nghề giáo.

Giáo dục năm 2011 có gì mới?

Năm 2010 đã qua, ngành giáo dục đã có nhiều thành tích và gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Vậy năm 2011, ngành giáo dục có gì mới?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục