Từ tháng 1/2011, các trường đại học ở Pháp sẽ tự lo cho “số phận” của mình, theo báo Le Figaro số ra ngày 31/12/2010. Các trường này sẽ phải tự quản lý nguồn nhân lực, ngân sách mà trước đây họ phải tuân theo sự hướng dẫn của Nhà nước.

 

Cụ thể, 73 trường đại học, trong đó 22 đại học mới ở Pháp sẽ thực hiện chế độ tự chủ.

Như vậy, sau ba năm rưỡi thông qua luật cải cách giáo dục, 90% các trường đại học tại quốc gia này sẽ thực hiện chế độ tự chủ và còn lại chín trường nữa sẽ hoàn thành việc này trước ngày 11/8/2012.

Việc tự chủ cho phép các trường tự đưa ra những giới hạn về việc trả lương và thực hiện những chính sách khác liên quan đến việc chi trả các chi phí dịch vụ và tuyển dụng nhân sự.

Một số trường đại học có thể mền dẻo hơn trong việc chi tiền thưởng theo những hợp đồng làm việc không xác định thời hạn như trường Đại học Metz. Một số trường khác như trường Đại học Paris 7 có thể tuyển các nhà nghiên cứu và giáo viên nổi tiếng ở nước ngoài.

Đại học Paris Diderot, hay được gọi là Paris 7.

Tuy nhiên, bài báo đưa ra sự lo ngại của một số chủ tịch trường cho rằng, ngoài việc tạo sự năng động cho mỗi trường và phát huy sáng kiến của mỗi cơ sở, việc áp dụng tự chủ tài chính sẽ làm nảy sinh stress cho đội ngũ cán bộ nhân viên khi vấp phải sự cạnh tranh giữa các trường đại học và cách thức bầu hội đồng quản trị.

Theo ông Louis Vogel, chủ tịch Hội nghị Chủ nhiệm các trường Đại học cho rằng, để đảm bảo sự thành công của chính sách tự chủ tài chính đối với các trường đại học, Nhà nước phải theo sát những những cố gắng về tài chính của các trường.

Ngoài ra, đến giai đoạn tiếp theo, các trường đại học sẽ đánh giá về tài sản cố định của mình, tự chi trả việc mua bán bất động sản kể cả đất đai.

Hiện nay, bất kỳ trường đại học nào ở Pháp muốn mua một tòa nhà cũng phải xin phép Nhà nước để có sự đồng ý về mặt nguyên tắc, và sau đó là về tài chính.
 
 
 
                                                                                  Theo DanTri
 
 

Các tin khác

Thư viện nhà trường đáp ứng nhu cầu học tập của co và trò nhà trường.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Giáo dục năm 2011 có gì mới?

Năm 2010 đã qua, ngành giáo dục đã có nhiều thành tích và gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Vậy năm 2011, ngành giáo dục có gì mới?

Đứng nhất, các nhà giáo dục vẫn kêu gọi cải cách

Năm nay, lần đầu tiên, các trường học Trung Quốc tham gia kiếm định chất lượng giáo dục theo chuẩn quốc tế PISA. Cuộc kiểm định cho thấy kết quả thú vị về một bức tranh chưa đầy đủ của các học sinh có kết quả cao nhất về đọc, viết và làm toán.

Tháng 1-2010: Ban hành điều kiện mở ngành đào tạo ĐH- CĐ

Theo Bộ GD-ĐT, dự kiến trong nửa đầu tháng 1-2011, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành điều kiện mở ngành đào tạo ĐH- CĐ, TCCN trở lại

Cùng chung sức để CVĐ “hai không” dần đi vào thực chất

(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết năm học 2006-2007, Sở GD&ĐT, công đoàn ngành và đại diện các phòng GD&ĐT huyện, thành phố, trường và trung tâm trực thuộc đã ký cam kết thực hiện tốt CVĐ “Hai không”. Dấu hiệu ban đầu này đã tạo khí thế để tỉnh thực hiện có hiệu quả tinh thần Chỉ thị số 33 ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục…

Báo SGGP bình chọn 10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2010

 

1. GS Ngô Bảo Châu đoạt “Nobel toán học”

Khoảnh khắc 12 giờ 55 phút ngày 19-8-2010 trở thành cột mốc vàng trong lịch sử toán học VN khi GS Ngô Bảo Châu được xướng tên là một trong số 4 nhà toán học đoạt huy chương Fields (được xem như giải Nobel cho lĩnh vực toán học).

Môn giáo dục công dân đang rối

Bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, giới tính, giáo dục quốc phòng, kỹ năng sống, phòng chống tham nhũng... tất cả đều được dồn vào môn giáo dục công dân khiến giáo viên và học sinh mệt mỏi

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục