Học viên lớp điện dân dụng trường Cao đẳng Nghề Hoà Bình thực hành tại lớp học.
(HBĐT) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là điểm mấu chốt góp phần xoá đói - giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo, lao động nông thôn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm. Vừa qua, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã thực sự tạo cơ hội mới cho người lao động.
Ông Trần Đình Vui, Trưởng phòng Dạy nghề - Sở LĐ-TB&XH cho biết: Cùng với sự ra đời của các cơ sở dạy nghề, quy mô tuyển sinh và đào tạo nghề cũng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, loại hình đào tạo. Bên cạnh phát huy tối đa năng lực, quy mô của các trường, trung tâm dạy nghề với các ngành nghề trung và dài hạn, các huyện cũng đã triển khai.
Đào tạo nghề tại chỗ cho lao động với các ngành nghề ngắn hạn, phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH ở từng địa phương như mây tre đan, chổi chít, thêu ren ... hoặc hỗ trợ kinh phí phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện loại hình đào tạo vừa học, vừa làm với người lao động được tuyển dụng vào làm việc.
Với cách làm trên, tính đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 52.000 chỉ tiêu học nghề được tuyển sinh. Riêng trong năm 2010, Trung tâm giới thiệu việc làm đã tổ chức được 18 lớp dạy nghề, trong đó có 4 lớp cho lao động nông thôn, 4 lớp dạy nghề cho lao động nghèo với tổng số 260 học viên, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong toàn tỉnh lên hơn 38%. Sở đã phối hợp với các ngành đào tạo nghề theo địa chỉ và nhu cầu việc làm. Chính vì vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tìm được việc làm đạt hơn 70%. Là một huyện miền núi, ruộng đất ít nên Đà Bắc chú trọng phát triển nghề phụ nhưng đã có một thời gian, các lớp dạy nghề ở đây thiếu học viên. Lý giải hiện tượng này, anh Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc TT Dạy nghề huyện Đà Bắc cho biết: Lý do là người lao động không muốn học nghề ngắn hạn, học xong không được làm nghề. Từ thực tế đó, hiện nay Đà Bắc chú trọng đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội. Bên cạnh hình thức đào tạo lý thuyết, huyện đã quan tâm liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn để tìm đầu ra cho người lao động. Trong năm 2010, toàn huyện mở 6 lớp đào tạo nghề, trong đó có 4 lớp nuôi cá lồng, đồng thời hỗ trợ vốn đề nông dân vừa học, vừa sản xuất trực tiếp và 2 lớp may công nghiệp đều được đào tạo theo đơn đặt hàng của các công ty may trên địa bàn. Tương tự Đà Bắc, Kỳ Sơn đã tận dụng lợi thế về TTCN như sản xuất chổi chít, mây tre đan của huyện để tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động. Chia sẻ về điều này, chị Nguyễn Thị Xuyên, trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Nét mới của hoạt động dạy nghề năm nay là hướng vào đối tượng người lao động tại chỗ. Vì vậy, huyện kêu gọi sự hỗ trợ của một số doanh nghiệp trên địa bàn như Công ty TNHH Minh Thắng, SanDa... vừa tham gia dạy nghề, vừa nhận công nhân và bao tiêu sản phảm cho người lao động. Về lâu dài, huyện cũng mở rộng thu hút đầu tư để giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.
Đặc biệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phế duyệt với nguồn kinh phí hàng tỷ đồng, quy mô đào tạo 11.000 lao động/năm, thực sự là cơ hội cho người lao động. ông Nguyễn Thanh Thuỷ, Phó Giám đốc Sở LĐ- TB&XH khẳng định: Triển khai đề án, đến nay, tỉnh ta đã mở được một số lớp theo Đề án 1956, vẫn còn 11.000 lao động cần đạo tạo/năm theo khảo sát nhu cầu đào tạo nghề vừa qua. Với các hình thức như hỗ trợ phương tiện đi lại, học phí..., đây là cơ hội cần được tận dụng. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, ngoài sự nỗ lực của các cấp chính quyền còn có sự nỗ lực tự thân của người lao động. Chính người lao động phải tận dụng được cơ hội học nghề, đào tạo nghề cho chính mình. Muốn vậy, các cấp, ngành cần xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đào tạo nghề và học nghề. Đồng thời, thiết lập được cơ cấu nghề hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và nhu cầu xã hội, tránh học nghề tràn lan mà không làm được nghề.
P.L
Trong năm 2011, Bộ sẽ thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc triển khai dự án thành lập trường.
Mức phân bổ ngân sách đầu tư cho mỗi học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam là 15 triệu đồng/học sinh mỗi năm, cao nhất trong các bậc học.
Thưởng Tết chỉ mang tính tinh thần là chính nên nhiều giáo viên phải nhanh tay sắm Tết sớm vì lo giá cả leo thang. Một cái Tết no đủ - điều đơn giản đó lại là mong muốn của rất nhiều người theo nghề giáo.
Năm 2010 đã qua, ngành giáo dục đã có nhiều thành tích và gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Vậy năm 2011, ngành giáo dục có gì mới?
Năm nay, lần đầu tiên, các trường học Trung Quốc tham gia kiếm định chất lượng giáo dục theo chuẩn quốc tế PISA. Cuộc kiểm định cho thấy kết quả thú vị về một bức tranh chưa đầy đủ của các học sinh có kết quả cao nhất về đọc, viết và làm toán.
Theo Bộ GD-ĐT, dự kiến trong nửa đầu tháng 1-2011, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành điều kiện mở ngành đào tạo ĐH- CĐ, TCCN trở lại