Nếu trước đây cô giáo được coi là “nàng dâu có giá”, thường được kết đôi với các anh công an, bộ đội, cán bộ nhà nước thì bây giờ không ít nữ giáo viên phải chấp nhận cuộc sống độc thân vì chính... nghề cao quý của mình.

 

Nghề giáo bị... chê

Bước qua tuổi ba mươi, cô Ng.T.N., giáo viên dạy văn một trường cấp 2 ở quận 6 (TPHCM) đã thấy ngại khi nghĩ đến đến khâu tiếp xúc, tìm hiểu các đối tượng. Trải qua hai mối tình đều “đứt gánh giữa đường”, cô N. rút ra một điều, con gái theo nghề giáo đừng hy vọng nhiều về một tình yêu có thể “đơm hoa kết trái”.


Áp lực công việc, nhiều nữ giáo viên gặp khó khăn tìm hạnh phúc cá nhân. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Người bạn trai đầu tiên của cô N. là một kỹ sư tin học. Cứ tưởng trình độ, nhận thức tương đương, con đường đến với nhau sẽ thật đơn giản. Ngày ra mắt bạn trai, cô choáng váng khi bị gia đình, họ hàng người ta bĩu môi chê… “tưởng làm gì, hóa ra giáo viên”. Mẹ chàng trai còn liệt kê một tá… cô giáo trong xóm đang nằm trong dự án “bom nổ chậm”. Bà nói: “Đến trai làng còn chê giáo viên, mày ra thành phố ăn học, cưới cô giáo người ta cười cho”. Sau lần về ra mắt đó, cô N chủ động chia tay.
 

"Tết này tôi không về quê, ở lại thành phố đón Tết một mình. Tôi rất sợ về nhà bố mẹ, hàng xóm lại hỏi han, dòm ngó chuyện chồng con. Năm ngoái, bố tôi còn khuyên tôi bỏ nghề mà kiếm tầm chồng. Xót xa quá!" - chia sẻ của cô giáo Ng.T.N.

Một thời gian rất dài sau đó, cô gặp gỡ với một nhân viên bán hàng ở điện máy siêu thị dù cô biết khá là “khập khiễng”. Yêu nhau nhưng cô không có thời gian quan tâm, chăm sóc người yêu. Ngày ở lớp, tối về lại vùi đầu vào soạn giáo án, cuộc hẹn hò, gặp gỡ thường xuyên bị hoãn vô thời hạn. Hơn nữa gánh áp lực kinh tế khi thu nhập của hai người đến nuôi nổi mình còn khó nói chi chuyện lâu dài. Mối tình đó kết thúc đã được hơn ba năm. Ngày cô càng ngại tiếp xúc, làm quen khi nhiều chàng trai lân la làm quen, biết cô là giáo viên thì… im ỉm rút lui.

Buồn vì không có một bờ vai để chia sẻ đã đành, điều làm cô N. sợ nhất là… sự hỏi thăm của mọi người. Tết này cô không về quê, ở lại thành phố đón tết một mình. Cô sợ về nhà bố mẹ, hàng xóm lại hỏi han, dòm ngó chuyện chồng con. “Năm ngoái, bố tôi còn khuyên con bỏ nghề mà kiếm tầm chồng. Xót xa quá!”, giọng cô đắng ngắt.

Hơn hai năm cống hiến trong nghề, cô H., một giáo viên tiểu học ở quận Tân Phú, TPHCM cũng giật mình khi những người phụ nữ ở tuổi mình có người đã lên chức bà, còn cô vẫn một đi về trong căn phòng thuê trọ. Quãng thời gian ở trường lớp từng ngày, từng ngày lấy đi tuổi xuân của cô.

Qua hoạt động ngoại khóa của công đoàn trường, quận, cô H. cũng từng tham gia các buổi giao lưu kết bạn. Đến đây cô lại càng… muốn rút lui khi thấy có quá nhiều giáo viên khác cùng cảnh ngộ độc thân như mình. Các em còn trẻ, xinh đẹp còn khó đến lượt huống chi quá tuổi như mình. Thật ra, trước đây có một anh ở chi cục thuế mất vợ, đang nuôi con được người bạn giới thiệu tìm hiểu cô. Vậy mà cô không thể nào thu xếp được thời gian đến nhà người ta, họ mời đi chơi cô còn phải từ chối. Tình cảm chưa kịp vun vén đã sớm tàn.

Cô H. đã tự nhủ lòng cuộc đời của mình gắn bó với các thế hệ học sinh nhưng mỗi lúc ôm đau, một mình vò võ tự đi mua thuốc, nấu cháo cô không khỏi quặn lòng. Lại thương cho bố mẹ ở quê, ở tuổi gần đất xa trời vẫn đau đáu“cái H. chưa lấy chồng”.

Tỷ lệ nữ giáo viên độc thân có khuynh hướng tăng

Thống kê gần đây của Công đoàn ngành GD-ĐT TPHCM, hiện thành phố có gần 10.500 nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các bậc mầm non, tiểu học, THCS chưa lập gia đình. Bậc học càng cao, tỷ lệ nữ độc thân càng có khuynh hướng tăng. Hiện nay, ở bậc THPT, thành phố có 1.474 giáo viên nữ đang độc thân (chiếm trên 36%). Các trường có nữ độc thân cao như THPT chuyên Lê Hồng Phong, 35/100 nữ giáo viên độc thân, THPT Ngô Gia Tự 25/51 nữ giáo viên còn độc thân…

Nữ giáo viên đang “mất giá” nguyên nhân đầu tiên là do áp lực công việc như quỹ thời gian quá hạn hẹp, thu nhập không cao. Đặc biệt là giáo viên tiểu học, mầm non, cả ngày làm việc ở trường nên họ không có điều kiện để gặp gỡ. Những giáo viên ở bậc học càng cao, nhu cầu người bạn đời cũng phải ở mức tương xứng mà cơ hội gặp gỡ lại quá hạn chế, khó gặp đối tượng thích hợp, đành chịu cảnh một mình.

Không chỉ nữ giáo viên độc thân phải đối mặt với cuộc sống tinh thần thiếu thốn, ngay cả những giáo viên có chồng cũng gặp khó khăn cả về tinh thần lẫn vật chất. Theo thống kê của ngành giáo dục, TPHCM có gần 10.000 cán bộ, nhân viên đã lập gia đình nhưng chưa có nhà ở, phải ở nhà thuê hoặc sống nhờ gia đình. Nhiều người không nhận được sự thông cảm của chồng nên rất khó dung hòa cuộc sống gia đình với công việc.

“Mình chăm lo cho con người ta, trong khi con ở nhà mình không có thời gian đón đưa, chăm sóc. Hơn 5 năm rồi vợ chồng tôi sống với nhau chỉ vì con chứ tôi biết anh ấy có người khác từ lâu rồi. Anh yêu cầu tôi bỏ nghề nếu còn muốn giữ lại mái ấm này” - một nữ giáo viên mầm non ở quận 7 buồn bã nói về chuyện của mình.

 

                                                                                     Theo DanTri

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
TPHCM đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 
Trong ảnh: Các bé tại Trường Mẫu giáo dân lập Nhà Thiếu nhi TP.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hà Nội: Tặng thư viện sách cho học sinh vùng khó khăn

NDĐT- Tổ chức Global Civic Sloring Hàn Quốc, Trường đại học Dongkuk (Hàn Quốc) và Trung tâm hợp tác Việt- Hàn (Hà Nội) vừa tổ chức bàn giao thư viện “Cùng nhau hy vọng” cho trường THCS Xuân Dương, huyện Thanh Oai (Hà Nội).

Giao tự chủ tuyển sinh theo hướng nào?

Mặc dù Bộ GD-ĐT khẳng định kì thi ĐH, CĐ vẫn giữ ổn định nhưng với việc giao cho 6 trường trọng điểm nghiên cứu phương án tuyển sinh mới đã làm nóng lên cụm từ “tự chủ tuyển sinh”. Một lần nữa những người trong cuộc lại đặt ra câu hỏi: Nên hay không?

Học sinh nghỉ học để phản đối thầy

Sáng 7-1, tin từ Phòng Giáo dục TP Bảo Lộc - Lâm Đồng cho biết nhiều học sinh Trường THCS Đam Bri bỏ học hôm 6-1 để phản đối thầy vẫn chưa đi học dù chính quyền và ngành giáo dục đã xuống tận trường để giải thích, vận động.

Thêm 38 thạc sĩ ngành tài chính ngân hàng

Sáng 7-1, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM tổ chức lễ trao bằng thạc sĩ ngành tài chính ngân hàng cho các học viên theo học chương trình liên kết đào tạo giữa Trường ĐH Ngân hàng TPHCM với Trường Đại học Khoa học ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ.

Rét 10 độ, được nghỉ hay phải nghỉ học?

Trong tuần rét đậm, các cháu học sinh tiểu học Hà Nội lại phải đến trường trong rét mướt. Đến trường đã lạnh, bố mẹ phải chở con về còn lạnh hơn. Nhà trường cho các cháu nghỉ vì lạnh dưới 10 độ, nhưng phụ huynh không biết gửi con đi đâu. Bốc hỏa lên đầu mà vẫn lạnh. Chẳng biết nên gọi là “được nghỉ” hay “phải nghỉ học” nữa đây?

Các trường chủ động điều chỉnh thời gian học khi thời tiết khắc nghiệt

(HBĐT) - Ngày 4/1, Sở GD & ĐT đã có văn bản hướng dẫn học sinh nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt (số 01s). Qua đó, các phòng GD & ĐT huyện, thành phố chỉ đạo các trường có thể chủ động điều chỉnh thời gian học buổi sáng chậm lại theo quy định, tránh thời tiết rét buốt đầu buổi sáng hoặc cho học sinh nghỉ học khi thời tiết quá khắc nghiệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục