Sở GD-ĐT TPHCM cho biết sẽ thí điểm lắp camera ở trường để tăng cường công tác quản lý hoạt động của giáo viên và trẻ mầm non. Trước thông tin này, nhiều giáo viên hoang mang. Thậm chí ban giám hiệu các trường mầm non và các bậc phụ huynh cũng không mấy mặn mà trước giải pháp mà sở đề xuất.

 

Như tội phạm!

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Hiệu trưởng Trường Mầm non 19/5, quận 1, cho biết: “Trước đây nhà trường cũng từng có ý định gắn camera ở các lớp học, tuy nhiên khi vừa đề xuất ý kiến này lên, giáo viên đã kịch liệt phản đối. Nhiều giáo viên chỉ cần nghe nói gắn camera là đã sợ rồi, vì với họ như vậy là mất tự do và không được tôn trọng”.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Tăng Lang, Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi 2, quận 5, chia sẻ: “Trường tôi không hề có chủ trương gắn camera. Theo tôi, không phải cứ gắn camera là sẽ quản lý giáo viên tốt hơn. Trái lại, sẽ làm cho các cô buồn vì nhà trường không tin tưởng mình”.

Theo bà Tăng Lang, để quản lý hoạt động giáo viên và bé, mỗi ngày Ban giám hiệu cần tích cực lui tới các lớp kiểm tra tình hình dạy và học của cô và trò, đặc biệt là trong giờ ăn, thay vì ngồi im một chỗ trông chờ vào camera. Việc gắn camera chỉ thích hợp ở các trường tư thục, nhóm nhà trẻ, bởi họ không đủ nhân sự quản lý và trình độ giáo viên, bảo mẫu thấp nên cần máy móc để hỗ trợ. Còn các trường công lập luôn có các bộ phận thường xuyên làm công tác kiểm tra.

Hơn nữa, bảo mẫu và giáo viên thường là những người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm nên trường không cần quá lo lắng.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Hiệp, giáo viên lớp lá Trường Mầm non 19/5, tâm sự: “Hoạt động của bé đâu chỉ gói gọn ở trong lớp mà còn ở sân chơi, vườn cây, mái nhà xanh… nên việc gắn camera ở lớp học chưa chắc đã phản ánh đầy đủ và trung thực. Hơn nữa, cứ tưởng tượng mình là giáo viên đi dạy học, chứ đâu phải tội phạm mà luôn bị theo dõi, chưa kể nhiều giáo viên vì quá áp lực mà phải cố gắng thể hiện trước ống kính, hơn là chú tâm vào nuôi dạy các bé. Mong ngành giáo dục hãy tin tưởng vào cái tâm đối với nghề và tình yêu thương trẻ của giáo viên mầm non”.

Nên cân nhắc kỹ

Khi được hỏi về chủ trương gắn camera ở các trường mầm non, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Mầm non, Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết: “Việc gắn camera đến nay chỉ là dự kiến, chưa phải chủ trương chính thức, vì sở chưa ra công văn nào yêu cầu các trường thực hiện. Nếu có, chỉ tiến hành thí điểm ở trường nào có điều kiện mà thôi. Ở góc độ chuyên môn và tâm lý, tôi cho rằng các trường phải thận trọng và cân nhắc thật kỹ việc có nên thí điểm hay không và phải xem xét cả hai mặt của vấn đề: sự đồng thuận từ giáo viên và phụ huynh”.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay đa số các trường mầm non công lập không có chủ trương gắn camera, vì các trường có nhiều lớp học. Nếu lắp đặt camera cho từng lớp học, theo bà Trương Thị Việt Liên, Hiệu trưởng Trường Mầm non quận 11, chi phí hơn 100 triệu đồng.

Trong khi đó, hiện nay, các trường mầm non còn phải chi cho nhiều hoạt động giáo dục khác nên không đủ nguồn tài chính để thực hiện ý tưởng đó. Vì vậy, nhà trường chắc chắn phải vận động phụ huynh, mà chắc chắn không phải phụ huynh nào cũng có điều kiện đóng góp.

Hiện nay, một số trường mầm non tư thục và trường mầm non quốc tế có gắn camera là xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh và có sự thỏa thuận: Mầm non Trẻ thơ quận Tân Bình, Mầm non Thần đồng đất Việt quận 3…

Tuy nhiên, việc gắn camera không phải xuất phát từ mục đích “theo dõi” giáo viên mà là để tạo thuận lợi cho các bậc phụ huynh bận rộn muốn xem hoạt động học tập của con em mình mọi lúc, mọi nơi.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, việc gắn camera ở các trường mầm non chưa chắc là giải pháp tối ưu giúp nhà trường quản lý hoạt động giáo viên và bé tốt hơn, giảm được bạo hành học đường

 

                                                                                Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trường trung học thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò.
Từ chiến dịch mùa đông tình nguyện, nhiều học sinh nghèo đã được quan tâm, tặng quà.

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011: Cửa giảng đường thêm rộng!

Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2011 sẽ tăng 6,5%, TCCN tăng 10%. Năm nay, thí sinh còn có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các trường tốp trên bằng hệ tuyển sinh theo nhu cầu xã hội

Để trường ngoài công lập bình đẳng với công lập: Cần có thái độ, lộ trình rõ ràng

Loạt bài Để trường ngoài công lập bình đẳng với công lập nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục nhằm tìm ra một hướng đi thích hợp cho hệ thống trường ngoài công lập (NCL).

Năm học 2011-2012: Thành lập điểm một số trường dân tộc bán trú

Chỉ đạo thành lập điểm một số trường PT dân tộc bán trú để đưa vào hoạt động từ năm học 2011-2012. Đối với các trường chưa đủ chỗ ở cho học sinh bán trú, thì trước mắt bố trí học sinh bán trú ở nhà dân hoặc nhà phụ huynh do học sinh xây dựng.

Rét đậm, rét hại - quan trọng nhất là sức khỏe của học sinh

(HBĐT)- Nếu ở TPHB, không thể cảm nhận đủ cái rét cắt da, cắt thịt tại các xã vùng cao của huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn (trong ngày 11/1). Đợt rét khắc nghiệt đã diễn ra từ đầu tháng 1 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc... Mỗi tối, mỗi sáng nghe bản tin thời tiết, các bậc phụ huynh học sinh lại lo lắng cho ngày đến trường của con, em mình.

Thêm nhiều cơ hội vào đại học

Nhiều trường ĐH sẽ mở rộng đối tượng dự tuyển, cho chuyển đổi ngành đăng ký, mở rộng khối thi, thêm ngành mới và tăng thêm số nguyện vọng (NV) giúp thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn.

Gặp người Việt Nam đầu tiên đoạt HCB toán quốc tế

PGS.TSKH Vũ Đình Hòa là học sinh Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương bạc toán quốc tế năm 1974 và sau này, anh trở thành người thầy dìu dắt biết bao học sinh giỏi toán vươn lên giành vòng nguyệt quế trên các đấu trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục