Ông Ngô Kim Khôi, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết thay đổi năm nay nhằm có lợi cho thí sinh

Ông Ngô Kim Khôi, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết thay đổi năm nay nhằm có lợi cho thí sinh

Trong chương trình Tập huấn máy tính tuyển sinh ĐH, CĐ 2011 cho 63 sở GD-ĐT diễn ra tại Trường CĐ Nguyễn Tất Thành (TPHCM) ngày 3/3, ông Ngô Kim Khôi, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết thí sinh được quyền rút hồ sơ đăng ký xét tuyển.

 

Theo đó, trong thời hạn quy định xét tuyển 20 ngày, thí sinh (TS) được quyền rút hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) nếu thấy khả năng không trúng tuyển vào trường mình vừa nộp hồ sơ. “Các trường hàng ngày phải cập nhật thông tin hồ sơ ĐKXT lên trang web của trường và công khai cho các TS biết. Việc rút hồ sơ này cũng sẽ có thêm cơ hội vì các trường khác có thể chưa có nhiều hồ sơ, như vậy trường cũng thuận lợi đảm bảo đủ chỉ tiêu”, ông Khôi nói.

Ông Ngô Kim Khôi, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết thay đổi năm nay nhằm có lợi cho thí sinh.

 

Cũng theo ông Ngô Kim Khôi thì việc trả lệ phí xét tuyển sẽ tùy mỗi trường quyết định. Bộ GD-ĐT đã giao cho hiệu trưởng các trường có trách nhiệm trong việc nhận hồ sơ, cập nhật và công bố thông tin về hồ sơ ĐKXT. Nếu các trường đã sử dụng chi phí mà TS đóng để chi trả cho các khâu xét tuyển thì TS rút hồ sơ không nhận lại được lệ phí đã nộp.

 

Đánh giá về chương trình tập huấn máy tính tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, ông Khôi cho rằng: Năm nay số trường thi khác, khối thi khác, ngành đào tạo khác... nên toàn bộ cơ sở dữ liệu của năm nay hoàn toàn khác với năm ngoái. Thêm nữa, phần mềm được nâng cấp tiếp phù hợp với các sửa đổi bổ sung của quy chế mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành.

 

Ngoài ra, thêm phần xét tuyển kéo dài thời gian và công bố công khai hồ sơ ĐKXT thì phần mềm sẽ được tích hợp với trang web của trường. Các trường nhập dữ liệu hàng ngày trong phần mềm và công bố cho sinh viên biết để xã hội giám sát. Đồng thời các trường làm thống kê, báo cáo cũng rất thuận lợi.

 

Ông Ngô Kim Khôi cũng cho biết tất cả những đổi mới, điều bổ sung trong tuyển sinh năm nay dựa trên cơ sở đề xuất của các trường, các Sở GD-ĐT và phụ huynh theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, tối đa cho TS. Tuy nhiên các trường cũng hưởng lợi theo hướng xét tuyển được TS có kết quả thi cao, nâng cao chất lượng đầu vào. TS có nhiều cơ hội xét tuyển và trúng tuyển hơn. Như vậy đều có lợi cho cả hai.

 

Đặc biệt là năm nay gia hạn cho thời gian xét tuyển mỗi đợt kéo dài thêm 5 ngày nữa thì TS có thêm thời gian để cân nhắc và về phía các trường cũng có thêm thời gian xử lý số liệu. Theo ông Khôi, điều này không làm chậm kế hoạch đào tạo của các trường. “Theo quy chế thì chậm nhất ngày 30/10 là các trường khai giảng năm học mới. Giờ kéo dài thêm thì cũng đến ngày 20/10 là các trường phải công bố kết quả trúng tuyển của cả 3 nguyện vọng nên cũng không ảnh hưởng gì đến việc đào tạo”, ông Khôi cho biết.

 

                                                                                     Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Mô hình bán trú dân nuôi đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho gia đình và nhà trường.
Trong ảnh: Giờ ăn trưa của các em học sinh bán trú ở Trường tiểu học Bắc Sơn, Kim Bôi.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2011: Nhiều thay đổi có lợi cho thí sinh

Chiều 2-3, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố chi tiết phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH- CĐ năm 2011. Theo đó, Bộ khẳng định, kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2011 về cơ bản giữ ổn định theo giải pháp “3 chung” như các năm trước. Tuy nhiên, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các trường, năm nay Bộ đã có một số điều chỉnh theo hướng có lợi cho thí sinh.

Các trường phải tạo điều kiện tối đa cho thí sinh thi nhờ

Các trường ĐH, CĐ phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh có nguyện vọng học NV1 tại các trường không tổ chức thi được dự thi (thi nhờ).

Ký kết liên tịch về dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ

(HBĐT) - Sáng ngày 2/3, Sở GD&ĐT phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế Hà Nội tổ chức ký kết liên tịch về dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ.

Trường mầm non Hợp Thanh (Lương Sơn): Bao giờ chấm dứt tình trạng học nhờ?

(HBĐT) - Năm học 2010 - 2011, xã Hợp Thanh (Lương Sơn) có 286 trẻ ra lớp, chia làm 10 nhóm trẻ và 7 lớp mẫu giáo. Trong đó, trẻ mẫu giáo có 172 em, đạt tỷ lệ 100%, nhà trẻ có 114 em, đạt tỷ lệ gần 90%. Tuy nhiên, đã 10 năm nay kể từ ngày chia tách bậc học mầm non, cô và trẻ ở trường vẫn phải học trong những phòng học tạm bợ hoặc học nhờ nhà văn hóa thôn.

Doanh nghiệp trợ giúp xây dựng trường học

Vừa qua, Công ty Lotte Department Store (Hàn Quốc) đã trợ giúp xây dựng Trường học Lotte thứ hai tại tỉnh Bắc Giang, sau khi mở Trường học Lotte thứ nhất (Trường THCS Sơn Kỳ ở tỉnh Quảng Ngãi tháng 9-2009).

TPHCM: Nhà trường khó mạnh tay ngăn HS đi xe máy đến trường

Học sinh “lách luật” bằng cách gửi xe máy ở ngoài trường, nhà trường không kiểm soát nổi. Trường thông báo với phụ huynh thì họ than: “Con tôi không đi học bằng xe máy… chỉ còn nước nghỉ học!”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục