Học sinh “lách luật” bằng cách gửi xe máy ở ngoài trường, nhà trường không kiểm soát nổi. Trường thông báo với phụ huynh thì họ than: “Con tôi không đi học bằng xe máy… chỉ còn nước nghỉ học!”.
Vấn nạn" học sinh (HS) đi xe máy đến trường được nhắc đến nhiều thế nhưng không hề có dấu hiệu giảm tại các trường THPT ở TPHCM. Đầu giờ vào lớp hay sau giờ tan học tại các trường THPT như Phan Đăng Lưu, Võ Thị Sáu (Q. Bình Thạnh), Hàn Thuyên (Q. Phú Nhuận), Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình)… không khó để nhìn thấy hình ảnh các em HS vi vu trên xe máy.
Kèm theo đó có một số em đi xe không đội mũ bảo hiểm, vô tư kẹp ba… Không chỉ xe máy 110 phân khối, có HS còn sử dụng các loại xe “cỡ bự” như 125 hay 150 phân khối.
Phụ huynh “kêu” khó
Bên cạnh nhiều phụ huynh (PH) thản nhiên cho con đi xe máy thì cũng không ít người biết sai nhưng họ không còn cách nào phù hợp trong việc đi lại đến trường của con. Không phải gia đình nào cũng có thể đưa đón con vì còn bận đi làm, trong khi các phương tiện khác như xe buýt, xe đạp, xe đạp điện.... lại bất tiện với các em HS ở xa.
Cô Nguyễn Thị Ngọc, có con học lớp 11 ở Q. Tân Phú cho hay vợ chồng cô hề yên tâm để con đi xe máy đến trường nhưng “Chúng tôi đều phải đi làm, không thể nào đưa đón cháu. Nhà cách trường hơn 10 cây số cũng không thể đi xe đạp, xe buýt lại càng khó. Cháu không đi xe máy đến trường bằng gì?”.
Cô Ngọc nói trong những lần họp PH đều nghe nhà trường nhắc vấn đề này. Nhưng khi hỏi các thầy phương án giải quyết, các thầy đều… lắc đầu. “Trong lớp con tôi, con thầy cô cũng đi xe máy đến trường”, cô Ngọc nói.
Trước khi để con đi xe máy đến trường, chú K.Q. đã áp dụng các hình thức khác nhhư đưa đón, cho con đi xe buýt, xe đạp. Khi con học lớp 10, cũng vì đưa đón con đi học nên ngày nào cũng đi làm muộn. Rồi cháu còn đi chơi với bạn bè, tham gia các hoạt động ngoại khóa… chú không thể nghỉ việc để đi theo con.
“Sau đó tôi chuyển cho con bé đi xe đạp. Về đến nhà là cháu nằm li bì vì mệt, không học hành gì được nữa. Ngày đạp xe gần 20 cây số trong khi đường phố chật chội thế này đâu có dễ. Hơn nữa đi xe đạp len lỏi giữa dòng xe máy, mỗi lúc qua đường rất cực… tôi thấy còn nguy hiểm hơn cả đi xe máy. Cuối cùng cả nhà thống nhất để cháu đi xe máy”.
Nhiều PH bày tỏ nên cấp bằng lái xe máy cho người từ 16 tuổi để HS cấp 3 có thể đi xe máy đến trường. Khi đó, sẽ tăng cường tuyên truyền, giáo dục các em về chấp hành an toàn giao thông. “Nếu cấm thì phải đưa ra phương án nào phù hợp. Chứ cấm thế này, các cháu cháu cũng đi theo kiểu “lách luật”, không được đầu tư tuyên truyền về ý thức giao thông, càng nguy hiểm hơn”, một PH tên Thanh có con học ở Trường THPT Hàn Thuyên chia sẻ.
Nhà trường “bó tay”?
Khi đề cập đến vấn nạn HS đi xe máy đến trường, hiệu trưởng nhiều trường đều chung quan điểm là phía nhà trường không thể nào kiểm soát nổi. Bởi cấm ở trường thì các em gửi xe ở ngoài, khi vào trường đi bộ. Đó là khi đi học, còn khi các em đi chơi, học thêm ở ngoài… nhà trường lại càng không thể biết.
“Với nhiều gia đình có sẵn xe máy trong nhà, đó là phương tiện đi lại lâu dài chứ giờ nói họ sắm thêm chiếc xe đạp điện, hay cup 50 không phải ai cũng có điều kiện. Chiếc xe đạp điện cũng 7 - 8 triệu đồng, có nhiều em sử dụng, khi hỏng không có chỗ để sửa”, thầy Đạt nói về khó khăn của PH.
Cùng chung quan điểm trên, thầy Lê Minh Đức, hiệu trưởng Trường THPT Hàn Thuyên cho rằng việc cấm HS đi xe máy hoàn toàn rất khó thực hiện khi mà không tìm được sự hợp tác của PH. Trong khi PH người ta cũng gặp khó khăn khi áp dụng các biện pháp đến trường khác cho con.
Theo thầy Đức, không phải HS nào đi xe máy cũng là phạm luật như mọi nhìn thầy, có nhiều em đủ tuổi, đã có bằng lái xe. “Chúng tôi chỉ nhắc nhở chứ không thể xử phạt HS đi xe máy đến trường. Chỉ những trường hợp vi phạm từ Sở gửi thông báo về, trường mới tiến hành hạ hạnh kiểm. Năm ngoái trường có 4 HS bị hạ hạnh kiểm, năm nay chưa có trường hợp nào”, thầy Đức nói.
Thầy Đức nhận xét hệ thống xe buýt hiện nay chưa thật thuận tiện, các em ở xa phải đi vài tuyến đến trường sao kịp giờ học. Xe cup 50 giờ đâu còn bán, nói nhiều gia đình bỏ tiền ra mua chiếc xe 50 thật không dễ dàng.
Lãnh đạo các trường cũng than thở, khi họ nhắc nhở PH về tình trạng HS đi xe máy lại trở nên lúng túng, không giải đáp được cụ thể khi bị PH “vặn”: “Thế theo các thầy, con tôi phải đi bằng gì để đến trường?”
Phải chăng vì khó ở khâu tìm phương án phù hợp, nhiều trường không thể mạnh tay trong vấn đề giải quyết tình trạng HS đi xe máy đến trường? Thực tế, không ít trường ở TPHCM vẫn có bãi gửi xe máy dành cho HS. Khi hỏi về sự vô lý này, các trường lý giải với lý do “thương” HS, để các em gửi xe ngoài vừa tốn kém lại không an toàn, mất trật tự. Nhiều trường thì cho rằng với các em đủ tuổi điều khiển xe, đã có bằng lái thì trường phải tạo điều kiện cho các em gửi xe trong trường.
Phải chăng vì thế mà việc HS đi xe máy đến trường tuy bị cấm mà vẫn cứ tiếp diễn dai dẳng?
Theo DanTri
Xây dựng mỗi huyện ít nhất một trung tâm học tập cộng đồng điểm kết hợp với Nhà văn hoá, bưu điện văn hoá xã, thư viện xã, để phổ biến kiến thức theo Chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học.
Liên quan đến tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011, đến nay đã có thêm nhiều trường ĐH công bố dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh
Ngày 27.2, hàng ngàn học sinh của 9 trường THPT trên địa bàn TP Đà Lạt đã tập trung về trường THPT chuyên Thăng Long để được các chuyên gia chương trình Tư vấn mùa thi Báo Thanh Niên giải đáp những thắc mắc về tuyển sinh năm 2011
Tại TP Huế vừa diễn ra lễ trao học bổng - giải thưởng “Bạn tôi - Người vượt khó” cho 120 học sinh nghèo và các cá nhân, tập thể có bài viết độc đáo về các tấm gương HS vượt khó.
Ở Việt Nam chúng ta chưa giáo dục cho học sinh bài học về trách nhiệm. Trách nhiệm với bản thân, với gia đình, bạn bè, xã hội.
(HBĐT) - Ngày 24/2, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tân Lạc, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc bộ tổ chức bế giảng và trao bằng tốt nghiệp lớp trung cấp kinh tế nông nghiệp 48B hệ vừa học, vừa làm.