Do đường sá xa xôi, hiện chỉ còn vài con em xã Yên Quang theo học tại trường THPT Kỳ Sơn

Do đường sá xa xôi, hiện chỉ còn vài con em xã Yên Quang theo học tại trường THPT Kỳ Sơn

(HBĐT) - Sau Nghị quyết 31 của Chính phủ, từ tháng 7/2009, xã Yên Quang Quang được chuyển từ huyện Lương Sơn về huyện Kỳ Sơn. Cũng từ đây, giáo dục xã Yên Quang đối mặt với một thực tế khó khăn: Trẻ học hết lớp 9 sẽ học lên THCS tại đâu?

 

Ông Nguyễn Văn Nam – Phó Chủ tịch UBND xã cho hay: Trước khi điều chuyển, việc học của con em khá thuận lợi vì quãng đường đến điểm trường THPT tại xã Yên Bình (Lương Sơn) nếu đạp xe cũng chỉ mất chừng 20 phút. Còn giờ đây, đường về trường huyện xa hơn (15km) lại đèo dốc quanh co, đạp xe mất cả tiếng đồng hồ. Buộc lòng, cha mẹ học sinh phải bố trí đưa, đón con em nên việc đưa, đón khó đảm bảo. Có em tự đi lại bằng xe máy thì phạm Luật vì chưa đủ tuổi tham gia giao thông. Một vài trường hợp con em trọ học ở ngoài gây khó thêm cho công tác quản lý. 

 

Năm học 2008 – 2009, toàn xã có 52 em chuyển từ THCS lên THPT thì có 28 em theo học tại trường THPT Kỳ Sơn, 4 em học tại điểm trường Yên Bình (nay đã về Hà Nội), tổng số có 20 em bỏ học. Năm học 2009 – 2010, xã có 44 học sinh lớp 9 chuyển cấp thì có 27 em học tại điểm trường Yên Bình, 2 em học tại trường THPT Kỳ Sơn, tổng số 15 em bỏ học. Tình trạng con em bỏ học nhiều đã thành thực tế đáng báo động ở Yên Quang. Cấp uỷ, chính quyền phải vào cuộc, nhiều lần phản ánh, đề xuất, kiến nghị tại các cuộc tiếp xúc cử tri tại xã, huyện. Các ngành, đoàn thể, hội tích cực phối hợp vận động gia đình có con em tiếp tục theo học THPT tuy rằng số con em quay trở lại trường cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ông Nguyễn Văn Tân ở xóm Trung Mường, phụ huynh của em Nguyễn Văn Tiến chia sẻ: “Biết là con cái thất học sẽ rất khổ nhưng trường xa quá, lực học của cháu khi lên lớp 10 càng lúc càng sa sút, gia đình lại không có điều kiện đưa đón… đành để cháu nghỉ học”.

 

Để gỡ “bí”, các gia đình có con em chuyển cấp chạy vạy, nhờ vả anh em họ hàng, người quen ở các xã Yên Trung, Yên Bình (Hà Nội) giúp cho thủ tục tạm trú có thời hạn để con em được tiếp nhận học tại điểm trường Yên Bình. Trong thực tế, đây chỉ là giải pháp “chui”, việc hợp lý hoá mang tính chất tạm thời. Cũng theo ông Phó Chủ tịch UBND xã, con em lớp 9 tại xã vì không có điều kiện học môn công nghệ thông tin nên khi học lên bậc THPT tại điểm trường xã Yên Bình hạn chế hơn chúng bạn, khó theo kịp bộ môn này. Thêm vào đó, chất lượng học tập của số con em theo học THPT có ảnh hưởng ít nhiều. Số học sinh bỏ học quay trở lại trường học kém đi do thời gian học tập bị gián đoạn.

 

Kết thúc năm học 2010 – 2011 này, cả xã sẽ có 59 học sinh lớp 9  chuyển cấp. Nguyện vọng của các bậc cha mẹ học sinh nơi đây là được xây dựng điểm trường THPT mới gần hơn, đảm bảo cho học tập, đi lại của con em trong vùng.

 

                                                                       

                                                                                            Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Ông Ngô Kim Khôi, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết thay đổi năm nay nhằm có lợi cho thí sinh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Mô hình bán trú dân nuôi đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho gia đình và nhà trường.
Trong ảnh: Giờ ăn trưa của các em học sinh bán trú ở Trường tiểu học Bắc Sơn, Kim Bôi.

Dạy và học bằng bản đồ tư duy

Một phương pháp dạy học mới đang gây được sự chú ý của rất nhiều người, đó là học bằng bản đồ tư duy (BÐTD) - hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, mầu sắc, chữ viết, với sự tư duy tích cực không chỉ tạo hứng thú cho học tập của học sinh mà còn góp phần đổi mới và làm phong phú các phương pháp giáo dục.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2011: Nhiều thay đổi có lợi cho thí sinh

Chiều 2-3, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố chi tiết phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH- CĐ năm 2011. Theo đó, Bộ khẳng định, kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2011 về cơ bản giữ ổn định theo giải pháp “3 chung” như các năm trước. Tuy nhiên, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các trường, năm nay Bộ đã có một số điều chỉnh theo hướng có lợi cho thí sinh.

Các trường phải tạo điều kiện tối đa cho thí sinh thi nhờ

Các trường ĐH, CĐ phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh có nguyện vọng học NV1 tại các trường không tổ chức thi được dự thi (thi nhờ).

Ký kết liên tịch về dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ

(HBĐT) - Sáng ngày 2/3, Sở GD&ĐT phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế Hà Nội tổ chức ký kết liên tịch về dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ.

Trường mầm non Hợp Thanh (Lương Sơn): Bao giờ chấm dứt tình trạng học nhờ?

(HBĐT) - Năm học 2010 - 2011, xã Hợp Thanh (Lương Sơn) có 286 trẻ ra lớp, chia làm 10 nhóm trẻ và 7 lớp mẫu giáo. Trong đó, trẻ mẫu giáo có 172 em, đạt tỷ lệ 100%, nhà trẻ có 114 em, đạt tỷ lệ gần 90%. Tuy nhiên, đã 10 năm nay kể từ ngày chia tách bậc học mầm non, cô và trẻ ở trường vẫn phải học trong những phòng học tạm bợ hoặc học nhờ nhà văn hóa thôn.

Doanh nghiệp trợ giúp xây dựng trường học

Vừa qua, Công ty Lotte Department Store (Hàn Quốc) đã trợ giúp xây dựng Trường học Lotte thứ hai tại tỉnh Bắc Giang, sau khi mở Trường học Lotte thứ nhất (Trường THCS Sơn Kỳ ở tỉnh Quảng Ngãi tháng 9-2009).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục