Hình ảnh quen thuộc của cô Lê Thị Nguyệt.
Từng vòng xe lăn bánh chậm chạp nhưng chắc chắn. Thân hình người phụ nữ bé nhỏ ngày ngày dò dẫm trên chiếc xe đạp lọc cọc tới trường, chống nạng gỗ bước lên mục giảng nhiệt huyết “gieo chữ” cho bao thế hệ học sinh…
Hồi cô Nguyệt mới phát chứng bệnh thấp khớp, các bác sỹ bảo chỉ mất độ chục triệu đồng là có thể chữa khỏi bệnh nhưng khổ nỗi đồng lương giáo viên của cô hồi đó cũng chưa lo nổi cái ăn, cái mặc, tiền học hành cho con cái nên cô đành “ngậm đắng nuốt cay” uống những bài thuốc đơn giản, và trong suy nghĩ có gì dần dần rồi tính. Rồi thời gian cứ trôi đi, bệnh tình ngày càng phát tác nặng hơn. Những cơn đau kéo dài đã làm cho cô không thể tự đi trên đôi chân của mình mà phải nhờ đến chiếc nạng gỗ.
Người chồng thấy vợ ốm đau phải đi bằng nạng gỗ đã lẳng lặng bỏ ba mẹ con cô không một lời từ biệt nhưng cô vẫn gắng gượng vượt lên nỗi đau nghiệt ngã đó. Động lực sống của cô bây giờ là 2 đứa con gái chăm ngoan học giỏi và các thế hệ học trò mà cô đã nắn nót cho từng con chữ, phép tính.
22 năm cống hiến con chữ cho biết bao thế hệ học trò, đến nay khóa học trò đầu tiên của cô cũng đã tốt nghiệp ĐH ra trường có công ăn việc làm. Điển hình như em Nguyễn Văn Đạt đang làm ở Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm tỉnh Hà Tĩnh. “Thấy các em thành đạt như rứa là tôi mừng lắm” - cô Nguyệt tự hào về các thế hệ học trò của mình.
Cô giáo Lê Thị Nguyệt sinh năm 1964, hiện là giáo viên Trường tiểu học Thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). 15 năm nay, cô bị căn bệnh thấp khớp hành hạ đến liệt các khớp xương nên phải đi lại bằng nạng gỗ. Hiện cô đang nuôi 2 người con. Cháu đầu học ĐH Luật Hà Nội, năm thứ 3 và cháu út học lớp 10. Đ/c: Cô Lê Thị Nguyệt, khối 11, thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Điện thoại: 01667.306.885 |
Thầy Đặng Văn Toàn - Phó phòng GD-ĐT huyện Hương Khê kể: “Mấy lần tôi sang kiểm tra trường Tiểu học Thị trấn Hương Khê, thấy cô Nguyệt khập khiễng đến trường bằng chiếc nạng gỗ, tôi bảo với cô hãy nghỉ ngơi điều trị bệnh tật một thời gian cho khỏe rồi lại tiếp tục công việc giảng dạy. Cô đã khóc và nói với tôi: “Tôi không sao đâu. Chân tôi đau nhưng tôi vẫn đủ sức khỏe, kiến thức để đứng lớp giảng dạy bài vở cho các em học sinh. Nếu tôi mà nghỉ dạy thì 2 đứa con tôi sẽ không có tiền đi học”.
Theo DanTri
“Thời gian toàn tâm toàn ý dành hết thời gian cống hiến cho khoa học của tôi đã qua. Chặng thời gian tiếp theo của tôi sẽ là thời gian cống hiến nhiều hơn cho xã hội, đặc biệt là cho giáo dục để góp phần đào tạo thế hệ trẻ…”
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn chỉ có 1/100 cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH hàng đầu.
"Công cuộc" cạnh tranh “hút” thí sinh giữa các trường đại học, cao đẳng công lập và dân lập ngày càng ráo riết. Thậm chí đến các trường đại học công lập thuộc loại “tốp” cũng không còn đứng yên chờ thí sinh.
(HBĐT)- Còn hơn 4 tháng nữa, các em học sinh mới bước vào thi tốt nghiệp THPT và thi cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới đã được Ban giám hiệu trường THPH Cù Chính Lan (Lương Sơn) quan tâm ngay sau kỳ nghỉ Tết.
Việc di dời các trường ĐH-CĐ ra khỏi nội thành Hà Nội đang làm xáo động giảng viên, sinh viên, và phụ huynh, học sinh. Giữa lúc các bộ, ngành và TP Hà Nội còn chưa thống nhất được giải pháp cụ thể cho vấn đề này, chúng ta hãy cùng tham gia bàn thảo về vấn đề này.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, về đề thi ĐH, CĐ 2011 sẽ cải tiến công tác biên soạn đề thi chung theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng suy luận của thí sinh, phù hợp với nội dung chương trình và thời gian quy định cho từng môn thi.