Cô Dương Thị Phương Lan hướng dẫn HS lớp 12 trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) ôn thi môn Địa lý

Cô Dương Thị Phương Lan hướng dẫn HS lớp 12 trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) ôn thi môn Địa lý

Các chuyên gia khuyên học sinh (HS) lớp 12 cần bám sát SGK (SGK), không học tủ và biết rèn luyện kỹ năng làm bài để có thể đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

 

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thành Kỳ - Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở GD-ĐT Hà Nội), cho rằng: Do yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT nên khi xây dựng đề thi, các chuyên gia đều tính sao cho tất cả HS đều đạt điểm trung bình.


Cô Dương Thị Phương Lan hướng dẫn HS lớp 12 trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) ôn thi môn Địa lý - Ảnh: Đ.N.T

Bám chuẩn kiến thức và SGK

Theo ông Kỳ, “học tủ” là hiện tượng phổ biến của nhiều HS trước đây. Một số em còn suy luận rằng năm trước đề thi ra câu này thì năm sau sẽ không ra nữa... Nhưng với đề thi như hiện nay nếu HS “học tủ” thì nguy cơ “lệch tủ” ngày càng cao. Thực tế hiện nay, một bộ đề thi có nhiều câu hỏi ở nhiều phần khác nhau, các câu hỏi thi tốt nghiệp tự luận hay trắc nghiệm đều kiểm tra trên bình diện kiến thức rộng, tránh cho HS “học tủ”, học lệch. Ông Kỳ lưu ý: khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp với 6 môn thi khác nhau, HS phải có phương thức tư duy từng bộ môn thì kết quả mới tốt. Ví dụ, cùng là môn xã hội nhưng tư duy văn học khác với tư duy lịch sử.

Các câu hỏi thi tốt nghiệp tự luận hay trắc nghiệm đều kiểm tra trên bình diện kiến thức rộng, tránh cho HS “học tủ”, học lệch

Ông Nguyễn Thành Kỳ,
Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT Hà Nội

PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, cho biết: “Mặc dù có nhiều tài liệu tham khảo, kể cả hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng do Bộ GD-ĐT ban hành nhưng trường tôi vẫn chọn cách an toàn nhất là bám sát vào SGK, không bỏ sót phần nào cả”.

Đồng quan điểm, bà Hà Thanh - giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội), khuyên: “Khi ôn thi tốt nghiệp THPT cho HS, giáo viên không thể coi “nhẹ” phần nào, “nặng” phần nào. Tốt nhất là dạy và học theo chuẩn kiến thức và SGK để đề thi ra theo cách nào thì HS cũng sẽ làm tốt”.

Còn ông Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), nêu kinh nghiệm: “Tất nhiên vẫn phải bám sát SGK nhưng giáo viên nhà trường còn có trách nhiệm làm các đề thi căn cứ trên chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình, căn cứ vào cách thức ra đề theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT để HS làm đi làm lại nhiều lần cho quen”.

Kiến thức cả 3 năm

Ông Văn Như Cương cũng chỉ ra một thực tế rất đáng lưu ý, đó là quy chế thi tốt nghiệp nêu rõ: “Đề thi ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12” nhưng HS cũng không nên chỉ tập trung vào nội dung kiến thức lớp 12. Trên thực tế, đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán các năm trước cho thấy có tới 60% nội dung kiến thức là của lớp 10, lớp 11.

Xung quanh vấn đề này, đại diện Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cũng khẳng định: Về nội dung, tinh thần chung là đề thi chủ yếu nằm trong chương trình SGK lớp 12. Tuy nhiên, không có nghĩa là nội dung đó chỉ được nằm trong đúng sách lớp 12. Thực tế có nhiều môn khoa học tự nhiên như toán học, các kiến thức đều có tính liên thông. Nếu HS không  nắm được kiến thức của các năm học trước thì sẽ không thể làm bài thi được. Chính vì vậy, theo vị đại diện này, trong khi ôn tập, HS có thể không cần thiết phải rà soát lại toàn bộ nội dung của hai năm lớp 10, 11 nhưng vẫn cần ôn tập những kiến thức có tính kế thừa, liên thông. Nhà trường và HS cũng không cần phải dạy, học thêm nội dung mới, vượt ra ngoài chương trình.

 

                                                                                            Theo TN

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục