Trong hai ngày 2-3/4 vừa qua, Quỹ Toyota Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT và Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia tổ chức ngày hội lớn dành cho các em HS tiểu học mang tên “Hội giao lưu tìm hiểu An toàn Giao thông cấp quốc gia cho học sinh tiểu học năm học 2010-2011”.

Đây là một trong những hoạt động thường niên nằm trong khuôn khổ chương trình đầy ý nghĩa và bổ ích “Toyota cùng em học An toàn giao thông” (hay còn gọi là TSEP) được triển khai kể từ năm học 2005-2006.

Đến với “Hội giao lưu tìm hiểu ATGT cấp quốc gia cho học sinh tiểu học năm học 2010-2011” có sự tham gia của hơn 250 học sinh và giáo viên tiểu học đến từ 15 đội xuất sắc nhất của 15 tỉnh thành trên cả nước. Đây là những đội được lựa chọn từ “Hội thi tìm hiểu ATGT cấp tỉnh cho học sinh tiểu học năm học 2010-2011” và từ các tỉnh, thành đã từng tổ chức hội thi tìm hiểu ATGT cấp tỉnh.
 
Học sinh sôi nổi tham gia các trò chơi.

Tại ngày hội, Bà Đặng Phan Thu Hương, Phó Tổng Giám đốc Công ty ô tô Toyota Việt Nam cho biết: “Hội giao lưu năm nay đã tạo ra cho các em nhỏ một sân chơi giáo dục đầy ý nghĩa và thiết thực với những nội dung của chương trình được thiết kế đổi mới tạo ra sự sôi nổi, hào hứng và hấp dẫn mang lại kết quả truyền đạt, giáo dục mang tính thực tiễn cao. Qua đó, Hội giao lưu sẽ góp phần trang bị cho các em học sinh tiểu học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về ATGT một cách tự nhiên và sống động cũng như tạo ra thói quen tuân thủ luật giao thông cho các em học sinh tiểu học”.

Gần 4.000 học sinh và khách thăm quan đến tham dự “Hội giao lưu tìm hiểu ATGT cấp quốc gia cho học sinh tiểu học năm học 2010-2011” tại Nhà thi đấu Quân khu 7, TPHCM đã được chứng kiến những giây phút đầy hào hứng, hồi hộp, gay cấn nhưng cũng rất “nhí” của các bạn thí sinh. Ngoài bốn nội dung thi chính về ATGT, các bạn học sinh nhí còn được tham gia vào “Cuộc Du hành xuyên Việt một sân chơi đầy bổ ích, lý thú, dựa trên tinh thần “học mà chơi, chơi mà học” với nhiều trò chơi hấp dẫn về giáo dục an toàn giao thông như trò chơi ghép hình, trò chơi vẽ tranh cổ động ATGT, hay “em học lái xe an toàn”. “Cuộc Du hành xuyên Việt cùng hai người bạn quen thuộc là Rùa Kanta và Thỏ Caroo đưa các em đi qua các địa danh nổi tiếng thuộc các vùng miền đất nước, từ Bắc Cạn xa xôi đến Hạ Long hùng vĩ, từ thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến đến cố đô Huế mộng mơ, Rùa Kanta và Thỏ Caroo còn đưa các em đến thăm Bản Đôn, Cù Lao Chàm, Đồng Tháp Mười bằng những trò chơi thú vị.

Mỗi địa danh của cuộc du hành là một sân chơi bổ ích cung cấp kiến thức an toàn giao thông được thiết kế phù hợp với đặc trưng giao thông của từng vùng miền, bao gồm: Giao thông đô thị, Giao thông miền núi và Giao thông sông nước tương ứng với các trò chơi như: Lái xe trong thành phố, Học làm cảnh sát giao thông, Qua đèo, Vượt sương mù, Vượt chướng ngại vật, Ngọn hải đăng, Qua sông an toàn, Hoa tiêu…

Phấn khởi tham dự chương trình, em Đỗ Nguyễn Phương Quỳnh, lớp 5, trường Đống Đa, TPHCM cho biết: "Chúngem cảm thấy rất hồi hộp và rất vui vì được đại diện cho TPHCM tham gia cuộc thi này. Ở trong lớp thì cô giáo chỉ rất rõ ràng về cách đi bộ trên đường và không được đi xe đạp hàng ba. Tụi con đã làm theo nên đã giảm bớt được tai nạn giao thông diễn ra hàng ngày. Con thấy mình đã thực hiện được những điều an toàn giao thông, mình đã chấp hành tốt”.

Thầy Nguyễn Thanh Tuấn, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cho hay: "Tại tỉnh Khánh Hòa chúng tôi thì công tác giáo dục ATGT được triển khai ngay từ đầu năm học mới, các cháu được học 6 bài học của Bộ GD-ĐT và tăng cường công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh đảm bảo làm sao trong suốt cả năm học phụ huynh đều thực hiện tốt việc đảm bảo trật tự ATGT”.
 
Các học sinh xuất sắc được nhận bằng khen của Ban tổ chức.

Nhận xét về công tác giáo dục ATGT và hiệu quả của chương trình này đối với việc xã hội hóa giáo dục về ATGT, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho biết: “Việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học được ngành giáo dục coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của ngành. Công tác giáo dục an toàn giao thông được đưa vào chương trình giáo dục chính khoá và ngoại khoá trong tất cả các trường học. Từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT phối hợp với ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Quỹ Toyota Việt Nam cấp kinh phí, sách vở, thiết bị và tài liệu hướng dẫn đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục an toàn giao thông. Chính vì thế, chất lượng, hiệu quả về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học đang dần được cải thiện”.

Đánh giá về hiệu quả cũng như những đóng góp tích cực của chương trình trong việc nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học, ông Thân Văn Thanh, Ủy viên chuyên trách, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia khẳng định: “Chương trình “Toyota cùng em học an toàn giao thông” nói chung và hội giao lưu hôm nay cũng minh chứng sự phối hợp, chỉ đạo chặt chẽ của các Bộ, ngành cũng như hoạt động trợ giúp của các tổ chức và khối doanh nghiệp thực hiện mục tiêu trên. Trong hoạt động giáo dục An toàn giao thông cho học sinh cấp tiểu học, Quỹ Toyota Việt Nam là một trong những tổ chức đi tiên phong, có nhiều ý tưởng mới, cách làm mới và hết sức kiên trì thực hiện. Trong thời gian qua, các hoạt động của chương trình đã được dư luận đánh giá cao và là hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực”.

                                                                                     Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Từ nguồn đầu tư của chương trình kiên cố hoá trường lớp học, Trường THCS xã Xuất Hoá (Lạc Sơn) đã được đầu tư xây dựng phòng học thực hành góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Chương trình tiên tiến ở một số trường đại học: Băn khoăn học phí

Sáng 5-4, đoàn công tác do Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã gặp gỡ giảng viên, sinh viên chương trình tiên tiến tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) để đánh giá kết quả và cùng bàn giải pháp phát triển chương trình này.

Cần chấn chỉnh tình trạng loạn thi thử

Giờ đang là thời gian “nước rút” chuẩn bị thi đại học, cao đẳng. Đây cũng là thời điểm bùng phát dịch vụ thi thử…, nhất là việc tổ chức thi thử nhốn nháo ở các “lò” luyện thi đang gây lãng phí và những hệ lụy tiêu cực đối với các thí sinh.

Công bố lịch thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2011, trong đó có quy định những mốc thời gian thí sinh (TS) cần lưu ý như: thu nhận hồ sơ dự thi, thời gian thi của từng môn, thời gian công bố kết quả thi...

Cơ điện tử: Ngành học cơ hội việc làm cao

ĐH dân lập Phương Đông là trường dân lập đầu tiên mở ngành đào tạo Cơ điện tử vào năm 2001 đến nay đã được 10 năm. Đây là ngành đào tạo có thế mạnh của trường, hàng năm sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm, thậm chí đủ tiêu chuẩn để ra nước ngoài làm việc.

Khối C "khát" thí sinh

Theo thống kê hàng năm, số lượng thí sinh đăng ký dự thi khối C rất thấp, do cơ hội việc làm của nhiều ngành hiện nay không nhiều như Triết học, Ngữ văn, Thư viện, Lưu trữ học, Địa lý, Lịch sử…

Ngành Giáo dục Mai Châu: các phong trào thi đua mang lại hiệu quả thiết thực

(HBĐT) - Ngành Giáo dục huyện vùng cao Mai Châu hiện có 1.429 CB - GV, công nhân viên ở các cấp học, ngành học, trong đó có 1.085 CB - GV nữ. Trong những năm qua, ngành đã có nhiều nỗ lực đổi mới giáo dục, tạo chuyển biến rõ nét về quy mô, chất lượng và hiệu quả công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục