“Cứ hè đến, tôi lại đi tìm các lớp ngoại khóa cho con. Tuy nhiên tôi luôn cân nhắc nên cho con học Kỹ năng sống và các môn năng khiếu thế nào cho phù hợp. Từ bản thân, tôi thấy kỹ năng sống thực sự rất cần thiết, nhưng thời điểm nào học là hợp lý nhất?”
Đây là tâm sự của chị Quỳnh Trâm, ở Quận 2, TP.HCM bày tỏ trong một hội thảo dành cho các bà mẹ có con dưới 8 tuổi. Không chỉ chị Trâm, rất nhiều phụ huynh khác cũng có những thắc mắc tương tự như chị.
Trẻ cần tự lập trong mọi vấn đề
Chia sẻ với những thắc mắc của chị Trâm, Thạc sỹ, chuyên gia tư vấn tâm lý Phạm Thị Thúy cho rằng: “Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, kỹ năng của trẻ được nghiên cứu và được các nhà giáo dục xây dựng chương trình đào tạo từ khi trẻ mới được 6 tháng tuổi. Còn tại Việt
Trẻ học kỹ năng sống ngày từ 3 tuổi sẽ không còn: tè dầm, tranh giành đồ chơi, luôn chờ đợi sự hỗ trợ từ người lớn… mà biết cách thỏa thuận để cùng chia sẻ đồ chơi với bạn, tự ăn uống, biết tiết kiệm và thậm chí nhận biết giá trị của việc lao động.
Hiện nay, trong các hoạt động ngoại khóa và giảng dạy về kỹ năng sống cho trẻ, những môn học thuộc chương trình FasTracKids® đã mang đến cho trẻ nhiều kinh nghiệm thực tế, cho trẻ cơ hội kết bạn. Những câu hỏi và tình huống mới mẻ liên tục được đặt ra, yêu cầu trẻ nhanh chóng tìm giải pháp.
“Bé 3 tuổi sẽ được làm quen với hình thức suy luận nhanh và tự tìm ra câu trả lời của riêng mình, khi đó vấn đề không chỉ đơn thuần là tìm đáp án, mà là bé phải tự giải quyết khó khăn của mình. Đa phần các giải pháp của bé hợp lý và gây bất ngờ bởi nhiều bé tham gia chương trình Kỹ năng sống này khi mới lên 3 tuổi. Đấy là điều mà các bậc phụ huynh cần giúp trẻ hướng đến” bà Phạm Thị Thúy nhấn mạnh.
Nâng cao kiến thức cho trẻ
Đối với các bé từ 3 đến 8 tuổi rất nhiều kiến thức về Sinh vật học, Thiên văn học, Khoa học trái đất, Khám phá các nền văn minh trên thế giới… luôn là điều mới lạ.
Ngay chính những phát hiện về cơ thể người, lợi ích của thực phẩm, những nhà du hành vũ trụ và những phát kiến thú vị bên ngoài trái đất... thường được trẻ hỏi các bậc bố mẹ. Chị Hoàng Thị Oanh, đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, TPHCM tâm sự: “Con tôi mới 3 tuổi, mấy lần đi học mẫu giáo về cháu hay hỏi: Tại sao con gái đi tè phải ngồi mà con trai thì không? Mẹ và bố có điều gì khác nhau?... Những lúc này tôi cảm thấy ngại khi nói với cháu nhưng cháu thì luôn thắc mắc khi phát hiện điều gì mà chưa hề biết”.
“Với trẻ việc thắc mắc hay lạ lẫm với những gì đang diễn ra mà các cháu chưa biết là điều bình thường. Những lúc các cháu hỏi các bậc bố mẹ cần biết cách lựa lời để làm sao cho trẻ hiểu mà không làm cháu cảm thấy chưa thỏa mãn. Nhiều bậc bố mẹ còn chọn giải pháp đưa các cháu học những lớp kỹ năng là điều rất cần thiết” bà Phạm Thị Thúy nói.
Những chuyến du khảo lồng ghép trong những bài học, các trò chơi, ví dụ để trẻ hòa vào đó. Các trẻ được tự do tìm hiểu, hỏi đáp và đưa ra những nhận định là điều rất nên làm đối với trẻ mới lớn. Ví dụ trẻ có thể phát hiện kịch nghệ ra đời tại Hy Lạp, và trong hình ảnh minh họa mô tả trang phục, con người và những địa danh nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại thông qua tranh ảnh, các câu chuyện...
Ngay tại các lớp học thuộc FasTrackids® còn có những thí nghiệm sinh động, những mô tả về thiên nhiên như núi lửa phun trào, sóng thần, động đất… mà bé sẽ được thực hành trong mỗi buổi học. Đặc biệt, bé sẽ được học cách xử lý tình huống khẩn cấp với những hiện tượng thiên nhiên bất ngờ mà bé vừa quan sát.
Chính vì thế trẻ rất cần các hoạt động trao đổi, làm việc nhóm, điều này giúp trẻ nhớ lâu hơn, sâu hơn và ứng dụng vào thực tế tốt hơn.
Cần tạo sự tương tác và phong cách lãnh đạo
Việc tiếp thu của trẻ cũng cần phụ thuộc vào mối quan hệ qua lại. Điều này không chỉ có ở cha mẹ, thầy cô và trẻ mà còn thông qua các vật dụng hàng ngày. Trẻ 3 tuổi sẽ rất cần những hình ảnh minh họa, các mô hình... để dễ tiếp cận với điều trẻ muốn hướng đến.
Chính vì thế thông qua chiếc bảng thông minh, cô giáo khi đề cập đến thông tin nào thì trên bảng hiện ra những hình ảnh tương quan, mô tả cụ thể tình huống mà cô giáo đang nói tới.
Với cách này bé dù nhỏ cũng có thể theo dõi được câu chuyện và bắt kịp câu hỏi của cô. Những kỹ năng này lặp đi lặp lại trong mỗi buổi học, làm cho bé có cơ hội suy nghĩ, tư duy, tìm ra câu trả lời.
Anh Hoàng Mạnh Quân, đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh, TPHCM tâm sự: “Mới đầu tôi thấy cháu đi học về lấy bảng ra và tự nói. Vừa nói cháu vừa vẻ và đưa những hình ảnh vào bảng. Những gì cháu không phân biệt hay chưa rõ thường dùng bảng để nhờ bố mẹ giải thích. Với cách này tôi thầy cháu ngày càng chủ động và không ngần ngại đưa ra ý kiến cá nhân.
Không chỉ tạo sự chủ động, trẻ cũng nên có phong cách lãnh đạo. Các nhà nghiên cứu giáo dục đã quyết định thêm vào nội dung về việc xây dựng phong cách lãnh đạo cho trẻ trong chương trình học.
“Với những kỹ năng trẻ được xây dựng trong quá trình tham gia học chương trình Kỹ năng sống này thì khá nhiều là yếu tố cần thiết cho thành công của trẻ sau này. Sự tự tin, quyết đoán, suy luận logic, ham học hỏi, phản ứng nhanh và giao tiếp tốt sẽ làm cho trẻ dễ dàng vượt lên, phát triển nhanh hơn để chinh phục vị trí lãnh đạo trong tương lai.”- Thạc sỹ Phạm Thị Thúy, chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ, khẳng định.
Theo Báo Tuoitre
Năm học 2011-2012, TPHCM dự kiến dành 57.455 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Trong khi đó, số lượng học sinh (HS) tốt nghiệp THCS dự kiến lại trên 76.000. Việc có thêm 2 quận là Bình Tân và quận 6 xét tuyển và có thêm 2 trường mới có khả năng tiếp nhận hơn 1.700 học sinh dường như vẫn chưa thể làm dư luận bớt lo lắng về một kỳ thi đầy căng thẳng mà hiệu quả vẫn không như ý.
Để tìm hiểu chất lượng gia sư mà những trung tâm gia sư (TTGS) giới thiệu đến phụ huynh, PV Thanh Niên thử nhập vai làm giáo viên đi dạy kèm…
Là tỉnh biên giới phía bắc, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khó khăn, chậm phát triển cho nên nhu cầu về áp dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ liên ngành và đa ngành chất lượng cao của Hà Giang ngày một lớn. Ðể đáp ứng yêu cầu đặt ra, tỉnh Hà Giang đã và đang thực hiện nhiều giải pháp, trong đó triển khai mô hình đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ liên kết giữa "trường đại học và địa phương".
(HBĐT) - Nhằm khôi phục và phát triển nghề truyền thống, hướng tới xây dựng phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh, Trung tâm khuyến công & tư vấn công nghiệp vừa phối hợp với UBND huyện Lạc Sơn mở 2 lớp dạy nghề dệt thổ cẩm tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn).
(HBĐT) - Được thành lập từ năm 2005, trường THCS Nguyễn Tất Thành đã và đang khẳng định là môi trường giáo dục chất lượng cao của huyện vùng cao Mai Châu.
(HBĐT) - Ngày 19/4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh đã phối hợp với trường Đào tạo cán bộ Công Thương Trung ương khai giảng lớp đào tạo nghiệp vụ kinh doanh xăng, dầu cho 50 học viên là nhân viên bán hàng của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.