(HBĐT) - Được thành lập từ năm 2005, trường THCS Nguyễn Tất Thành đã và đang khẳng định là môi trường giáo dục chất lượng cao của huyện vùng cao Mai Châu.
Hiệu trưởng nhà trường, thầy giáo Nguyễn Văn Kiệm cho biết: Là huyện vùng cao, học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế của gia đình còn nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập của ngành nói chung và của nhà trường nói riêng. Năm đầu tiên thành lập, trường mới chỉ có 3 lớp với 90 học sinh. Hầu hết giáo viên và học sinh được tuyển chọn từ một số trường THCS ở khu vực thị trấn Mai Châu và các xã gần trung tâm huyện. Lúc này, nhiều phụ huynh học sinh cũng chưa thực sự tin tưởng vào môi trường giáo dục mới này, nên hết năm học thứ nhất, nhà trường có tới 14 học sinh xin chuyển đến trường khác. Bước vào năm học thứ hai, nhiều học sinh của nhà trường đã thi đỗ vào một số trường chất lượng cao của tỉnh như trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh… thì uy tín của nhà trường bắt đầu được nâng lên. Nhiều gia đình các xã vùng sâu như Vạn Mai, Bao La, Xăm Khòe… các xa trường hàng chục cây số cũng xin cho con mình được học tại nhà trường. Mặc dù các gia đình phải thuê trọ cho học sinh ở thị trấn để thuận tiện cho việc học tập.
Sau 5 khóa học, hiện nay trường đã phát triển thành thành 4 lớp học (từ lớp 6 – lớp 9) với gần 150 học sinh. Để có được uy tín như ngày nay, tập thể giáo viên của nhà trường đã phải nỗ lực nhiều trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp. Cô giáo Hà Thị Ngót cho biết: Bên cạnh việc tự giác học tập, nhà trường đã tăng cường các biện pháp nêu gương, trao đổi kinh nghiệm để bồi dưỡng giáo viên, xây dựng, bồi dưỡng nhân tố mới, mô hình mới, khuyến khích giáo viên tự học và sáng tạo để trở thành những tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo. Thầy giáo Nguyễn Văn Kiệm - Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: Tuy là trường mới thành lập, nhưng với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, ý thức nghề nghiệp và tình thần trách nhiệm cao, thái độ nhiệt tình với các hoạt động, nên chất lượng học sinh của nhà trường khá ổn định, bảo đảm mục tiêu đào tạo mũi nhọn ở một số môn cơ bản và nâng cao chất lượng đại trà. Năm học vừa qua, nhà trường có 20/33 em học sinh lớp 9 tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, 20 em thi học sinh giỏi cấp tỉnh và có 12 em đạt giải cao (3 giải nhì, 4 giải 3 và 5 giải khuyến khích). 12/13 cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Sau 5 năm thành lập, 2 năm học liên tục (2007 – 2008 và 2008 - 2009), nhà trường được UBND tỉnh khen thưởng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.
Không phụ công dạy bảo của thầy cô giáo nhà trường, các em học sinh cũng vượt qua những khó khăn để nỗ lực học tập và đạt được thành tích cao. Đồng thời, tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào Đoàn, Đội của nhà trường, như “Thiếu nhi Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, “Giúp bạn tới trường”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Kế hoạch nhỏ”, “áo ấm tặng bà”… Trong các năm học vừa qua, Chi đoàn thanh niên và Liên đội TNTP Hồ Chí Minh của nhà trường liên tục được công nhận “vững mạnh”, hai năm liền được Hội đồng Đội tỉnh khen. Em Hà Thị Trinh, học sinh lớp 9 chia sẻ: Các bạn học sinh ở đây có nhiều bạn xa gia đình, nhiều bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, như nhà nghèo, nhà neo đơn, bố mẹ mất sớm hoặc đi làm ăn xa.... Nhưng được sự quan tâm chăm sóc, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, cùng với sự chia sẻ của các bạn trong lớp, nên chúng em luôn phấn đấu học tập, rèn luyện để sau này trưởng thành, góp phần xây dựng quê hương.
Khó khăn hiện nay của nhà trường là khuôn viên chật hẹp nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ ở các bộ môn. Thiếu toàn bộ thiết bị dạy học ở các lớp 6, 7, 8 (hiện đang phải mượn tạm trường bạn). Theo Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Văn Kiệm, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường.
“Những cặp vợ chồng trẻ thường có tâm lý lo lắng và loay hoay với núi thông tin khi lần đầu có con đi học lớp 1. Điều đó có thể dẫn đến ngợp thông tin và tạp thành áp lực đối với trẻ…”.
Tuyển sinh ĐH, CĐ ở nước ta thực hiện theo khối thi. Quy định này từ lâu đã thể hiện sự bất hợp lý dẫn đến việc nhiều môn không liên quan đến ngành học nhưng thí sinh (TS) vẫn phải thi.
Tước quyền vào học và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong hai năm tiếp theo, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những thí sinh có hành vi giả mạo hồ sơ để hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực hoặc theo đối tượng trong tuyển sinh.
(HBĐT)- Theo mô phỏng và thiết kế kỹ thuật, dự án ký túc xá (phường Chăm Mát – TPHB) là một công trình hiện đại, hết sức tiện ích cho HS- SV các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đó là một tòa nhà 9 tầng với sức chứa 18.000 người cùng các công trình phụ trợ, các dịch vụ thương mại, y tế, văn hóa, thể thao hoàn chỉnh. Tuy nhiên, sau lễ khởi công (tháng 11/2009), đến nay, dự án mới chỉ dừng lại ở một vài công việc mang tính khởi động với hệ thống tường rào bảo vệ đạt khoảng 90% cùng một vài chiếc cọc móng trên khu đất rộng trên 1,28 ha.
Luật giáo dục đại học phải xác lập được quyền tự chủ của các trường ĐH theo tinh thần tự trị ĐH, có những quy định rõ ràng và nhất quán với các văn bản hiện hành về tài chính và quyền sở hữu...
Thí sinh (TS) nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) trực tiếp tại các trường ĐH-CĐ cần lưu ý một số quy định để hồ sơ (HS) không bị thất lạc hoặc sai sót.