Hiện nay, tỷ lệ cán bộ, giáo viên trường THCS Võ Thị Sáu (Lạc Sơn) có trình độ vượt chuẩn chiếm 70%.
(HBĐT) - Những ngày này, hơn 300 cán bộ, giáo viên và học sinh trường THCS Võ Thị Sáu (Lạc Sơn) đang tất bật cho các hoạt động chuyên môn; đẩy mạnh phong trào thi đua “2 tốt” nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học 2010-2011. Sau 8 năm đạt chuẩn Quốc gia, trường tiếp tục khẳng định là một trong những trường THCS thuộc tốp đầu của tỉnh.
Năm học này, trường được đầu tư, hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất. Bên cạnh các phòng học kiên cố khang trang, trường đã có thêm nhà hiệu bộ mới (2 tầng), 2 phòng bộ môn, củng cố phòng học tin học (20 bộ máy tính), phòng thư viên đạt chuẩn của Bộ GD&ĐT… Cùng với củng cố xây dựng cơ sở vật chất, chi bộ Đảng, ban giám hiệu và các tổ chức, đoàn thể tiếp tục có giải pháp để giữ vững, nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó, nhà trường đã triển khai sâu rộng và có hiệu quả các CVĐ và phong trào thi đua như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thi đua “dạy tốt-học tốt”… Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được xác định ở vị trí tiên phong. Nhà trường đã tạo điều kiện để cho đội ngũ vươn lên khẳng định mình trong giảng dạy, tự học, tự nghiên cứu, được giao lưu, tham quan học hỏi ở các trường bạn, tăng cường thăm lớp, dự giờ. Đến thời điểm này, số cán bộ, giáo viên của trường có trình độ đại học chiếm 70%. Hàng năm đều có từ 2-3 lượt giáo viên đạt dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Hướng tới chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường thực hiện nghiêm túc môn học theo quy định, bố trí đội ngũ giảng dạy hợp lý theo hướng chuyên sâu; tăng cường kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh; tổ chức tốt các chuyên đề phù hợp với công tác dạy và học có hiệu quả. Nhà trường chỉ đạo tốt đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên gắn với sử dụng có hiệu quả thiết bị đồ dùng dạy học. Đồng thời, nhà trường có sự phối hợp tốt với chính quyền phương, phụ huynh học sinh nhằm thúc đẩy phong trào thi đua “dạy tốt-học tốt”…Có sự phối hợp đồng bộ, chất lượng 2 mặt của học sinh ngày càng phát triển. 2 năm học gần đây, tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt chiếm 98,2%; tỷ lệ học sinh có học lực khá chiếm từ 60-66%, học sinh giỏi chiếm từ 23-28%. Chất lượng đại trà mang tính ổn định cao khi 3 năm học gần đây, nhà trường không có học sinh bị xếp loại học lực yếu. Tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, nhà trường luôn đứng ở vị trí chủ lực của huyện. 2 năm học 2009- 2010 và 2010- 2011, trường có 94 học sinh giỏi cấp huyện, 82 học sinh giỏi cấp tỉnh. Riêng năm học 2010-2011, trường có 34 học sinh giỏi cấp tỉnh với 1 giải nhất, 5 giải nhì, 10 giải ba….
Bùi Văn
“Đừng vì hiệu ứng về “trường điểm”, “lớp chọn” mà phải mất thời gian tiền bạc oan cho một số người “môi giới” hứa hẹn xin cho con theo học trái tuyến…”
Sở GD-ĐT trước giờ chỉ chuyên trách giáo dục phổ thông, TCCN giờ lại “tiền kiểm” hồ sơ mở ngành của ĐH-CĐ.
Cách đây bốn năm, khi đứa con đầu chuẩn bị rời trường mẫu giáo, tôi đã phải chạy đôn chạy đáo tìm đủ mọi cách xin bằng được cho con vào một trường điểm ở thành phố.
Hào hứng học tập, khả năng làm việc nhóm hiệu quả, tự tin đứng bảng thuyết trình với các bạn cùng lớp... Câu chuyện khó tin nhưng thực tế lại đang diễn ra ở một trường học thuộc một tỉnh vùng cao.
(HBĐT)- Thư viện trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ vừa được Sở Giáo dục & Đào tạo công nhận thư viện trường học xuất sắc, trở thành 1 trong 2 thư viện trường học xuất sắc của tỉnh, trước đó có trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh.
Một đòi hỏi bức thiết mà Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu ra là phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Song triển khai đổi mới cụ thể như thế nào là vấn đề chúng ta phải quan tâm.