Giờ thực hành môn Vật lý của học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng (huyện Thạch Thất - Hà Nội).

Giờ thực hành môn Vật lý của học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng (huyện Thạch Thất - Hà Nội).

Trong những ngày cuối năm học 2010-2011, việc Trường THPT Hai Bà Trưng - Thạch Thất được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn quốc gia không chỉ đem lại niềm vui cho hơn 2.000 thầy, trò nhà trường, mà còn là tín hiệu đáng mừng trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia của ngành GD-ĐT Hà Nội.

 

Thêm ít nhất 4 trường THPT đạt chuẩn

Công tác đầu tư để xây dựng trường học theo hướng hiện đại và đạt chuẩn là một trong những nhiệm vụ được ngành GD-ĐT Hà Nội đặt lên hàng đầu trong nhiều năm trở lại đây nhằm tạo ra môi trường dạy - học khang trang, đầy đủ cho thầy, trò toàn ngành. Nếu như ở thời điểm trước khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội và Hà Tây cũ có tổng số 410 trường học đạt chuẩn quốc gia, thì hai năm sau (tháng 12-2010), con số này đã lên tới 582 trường, chiếm tỷ lệ 25,2% tổng số trường trên địa bàn. Trong đó, số trường THPT được công nhận đạt chuẩn quốc gia là 20, đạt 10,3% trong số hơn 200 trường THPT của Hà Nội.

Theo kế hoạch thành phố giao, năm 2011, ngành GD-ĐT Hà Nội sẽ xây dựng thêm 80 trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, trong đó, riêng cấp THPT, con số phấn đấu là 4 trường. Trường THPT Hai Bà Trưng - Thạch Thất là đơn vị đầu tiên trong kế hoạch năm của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn quốc gia, được những người trong ngành đánh giá là bước khởi đầu suôn sẻ cho chặng đường xây dựng trường đạt chuẩn từ nay tới hết năm. Đây cũng là cơ sở để Hà Nội đặt niềm tin hoàn thành mục tiêu xây dựng 78 trường THPT đạt chuẩn trong 5 năm tới, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn của cấp học THPT của TP Hà Nội lên gần 50% vào năm 2015. Nguồn kinh phí dự kiến đầu tư cho các trường THPT để tiến tới đạt chuẩn giai đoạn 2011-2015 là 148 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2011 là 6 tỷ đồng.

9 "tuổi" đã trưởng thành

Hiệu trưởng Nguyễn Thu Hòa - người gắn bó với trường từ ngày đầu tiên thành lập (năm 2002) nhớ lại: Trường đóng trên vùng đồi gò, điều kiện kinh tế - xã hội thấp, cuộc sống người dân khó khăn nên việc học tập của HS trong vùng còn nhiều thiếu thốn. Sự mới mẻ và những hạn chế về cơ sở vật chất, giáo viên đã khiến phụ huynh, HS chưa tin tưởng, nhiều em chỉ đăng ký dự tuyển vào trường khi biết trường có điểm xét tuyển thấp và khả năng không vào được những trường THPT khác trên địa bàn. Vì thế mà khóa học đầu tiên, trong số hơn 600 HS THCS dự tuyển vào trường, chỉ có 1 HS giỏi.

Ra đời trong hoàn cảnh ấy, việc đầu tiên được ban giám hiệu nhà trường đặt ra là khơi dậy phong trào học tập cho HS trong vùng, từ đó làm thay đổi nhận thức của người dân với việc học tập của con cái. Với đối tượng "đầu vào" thấp nhất trong số các trường THPT trên cùng địa bàn, hầu hết HS đều chưa chăm học nên phương châm được kiên trì suốt từ ngày đầu thành lập đến nay của trường là rèn kỷ cương, nền nếp trong học tập và sinh hoạt cho HS. Từ chỗ chỉ có hơn 20 phòng học, được sự đầu tư của chính quyền địa phương và TP, đến nay, trường đã có đầy đủ hệ thống phòng học, phòng chức năng, khu hiệu bộ, nhà thể chất và các hạng mục phụ trợ… Sự khang trang về cơ sở vật chất và niềm say mê, tận tụy của đội ngũ giáo viên nhà trường đã bước đầu tạo niềm tin với phụ huynh, HS trong vùng. Số HS theo học tại trường lên tới 2.000 em, tăng hơn gấp đôi so với ngày đầu thàng lập.

Dù đã tuyển được các em học khá hơn, song mối trăn trở của người đứng đầu nhà trường lúc này vẫn là làm sao để toàn thể HS trong trường chăm ngoan hơn, học tốt hơn nữa và có thể thi đỗ vào ĐH, CĐ. Vì thế, việc phối hợp với từng gia đình HS trong quản lý, giáo dục và dành thời gian cho việc học của con đã không chỉ là nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, mà là của cả hơn 90 người là cán bộ, giáo viên nhà trường. Đây cũng là một trong số không nhiều trường THPT trên địa bàn TP đã xây dựng và duy trì hiệu quả Phòng tư vấn học đường. Những mâu thuẫn trong HS được tháo gỡ; những băn khoăn của tuổi mới lớn, kiến thức về sức khỏe sinh sản, giáo dục pháp luật, việc lựa chọn nghề nghiệp… cũng kịp thời được giải đáp. Nhờ vậy, hiện tượng HS mâu thuẫn, đánh nhau đã giảm, nhiều em chăm học hơn, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp khoảng 96%, trong đó hơn 30% số em thi đỗ ĐH, CĐ.

Ở tuổi thứ 9, Trường THPT Hai Bà Trưng - Thạch Thất đang có những bước đi vững chắc và tự tin, trở thành địa chỉ giáo dục tin cậy của chính quyền và người dân địa phương.

                                                                                         Theo HNM

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Toàn cảnh hội nghị giao ban trực tuyến về công tác PCGD năm 2011.

Tổng kết năm học và tri ân ra trường cho học sinh khối 12

(HBĐT) - Ngày 24/5, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức lễ tổng kết năm học 2010 – 2011 và tri ân ra trường cho học sinh khối 12.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm

(HBĐT) - Ông Bùi Đức Thuận, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Thuỷ cho biết: Theo số liệu thống kê năm 2010, toàn huyện có 42.300 người trong độ tuổi lao động, chiếm 70,36% dân số, trong đó có 40.734 lao động có việc làm nhưng số lao động có kỹ năng chuyên môn chỉ chiếm 10,16%, còn lại 89,84% là lao động chưa qua đào tạo, chưa có trình độ kỹ thuật chuyên môn. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giúp người nông dân xoá đói - giảm nghèo.

Nhiều tranh cãi quanh đề kiểm tra lớp 5 tại TP.HCM: Sở chủ trương đổi mới cách ra đề

Ngoài đề kiểm tra môn tiếng Việt phân môn tập làm văn lớp 5 (Tuổi Trẻ đã phản ánh), trong những ngày qua Tuổi Trẻ tiếp tục nhận được khá nhiều thư, email của bạn đọc phản ảnh về nội dung đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 5 tại TP.HCM. Chuyện gì đã xảy ra?

Tuyển thẳng HS năng khiếu vào đại học: Có tạo đột phá?

ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã gây xôn xao dư luận khi công bố sẽ thí điểm xét tuyển thẳng học sinh của trường PT năng khiếu trực thuộc ngay trong năm 2011. Điều này có nghĩa các đối tượng được tuyển thẳng không cần tham gia kỳ thi "3 chung" do Bộ GD-ĐT tổ chức

Tựu trường sớm nhất vào ngày 1-8

Hôm qua 23-5, Bộ GD-ĐT ban hành quyết định về khung kế hoạch thời gian năm học 2011-2012 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên phạm vi toàn quốc.

Hướng tới kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế

(HBĐT) - Từ ngày 2 - 4/6 tới đây, cùng với học sinh lớp 12 cả nước, gần 10.000 thí sinh tỉnh ta sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Minh Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT xung quanh công tác tác chuẩn bị của tỉnh ta cho kỳ thi tốt nghiệp năm 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục