GS Văn Như Cương cho biết, một giáo viên trường ông tham gia chấm thi môn toán kể lại, có túi bài thi môn toán, giống nhau ở cả phần sai và phần đúng. Theo GS Cương, tỷ lệ tốt nghiệp này đã được dự đoán khi đề thi được đánh giá vừa sức, không đánh đố. Nhưng tỷ lệ này còn có nguyên nhân từ khâu coi thi lỏng lẻo, khâu chấm thi dễ dãi…

 

Đến ngày 19/6, tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đã công bố kết quả thi tốt nghiệp. Vẫn là những tỷ lệ “đẹp như mộng” được công bố, đặc biệt ở hệ giáo dục thường xuyên (GDTX), hệ mà dư luận luôn lo ngại về tính nghiêm túc của kỳ thi. Nhưng những con số này lại không vội làm an lòng dư luận.

Có phải do đề dễ, coi thi lỏng?

Nhìn vào bảng thống kê tỷ lệ tốt nghiệp năm nay, có thể thấy những con số rất đẹp, nhưng không nằm ngoài dự đoán khi kỳ thi vừa kết thúc. Những tỉnh gần cán đích tỷ lệ 100% ở cả hai hệ giáo dục Trung học (GDTH) và GDTX gồm có: Thanh Hoá 99,23% - 99,79%, Bắc Ninh 99,62% - 99,56%, Bắc Giang 99,37% – 99,63%, Thái Bình 99,71% - 97,39%, Nam Định 99,89% - 99,92%, Hoà Bình 97,04% - 98,5%, Quảng Ngãi 98,65% - 97,87%. Có những tỉnh như Quảng Nam, cả hai hệ đều đạt tỷ lệ 97,84%.

“Đột phá” nhất vẫn là tỷ lệ của GDTX Điện Biên đạt 91,17%, tăng hơn 66% so với năm trước. Đặc biệt, nhiều tỉnh miền núi khác như Lai Châu, Sơn La. Sơn La năm 2009 có tỷ lệ 39,07%, năm 2010 tăng vọt lên đến 91,43% và đến năm nay, tỷ lệ đỗ đạt tới 97%. Bắc Kạn cũng có bứt phá khá ngoạn mục, năm ngoái đứng gần cuối bảng xếp hạng với tỷ lệ 70% thì năm nay đã tiến lên 88,7%. Ở phía Nam, nhiều tỉnh những năm trước hệ GDTX còn lẹt đẹt, năm nay cũng khởi sắc. Quảng Trị, hệ GDTX đạt 94,28%, Đắk Nông 92,29%, Vĩnh Long 87,45%...

Thí sinh dự thi tốt nghiệp tại hội đồng thi THCS Nhân Chính, Hà Nội sau môn thi cuối cùng (môn ngoại ngữ).

Tuy nhiên, khi được báo giới hỏi tỷ lệ này có tỷ lệ thuận với chất lượng giáo dục và có “bất bình thường” hay không, nhiều lãnh đạo Sở GD & ĐT đều khẳng định: tỷ lệ này là phù hợp, không nằm ngoài dự kiến của tỉnh, mà nguyên nhân chính là do các em tỉnh nhà được ôn thi tốt, chuẩn bị kỹ về tâm lý thi, khâu coi thi được siết chặt.

Còn Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: "Bộ GD&ĐT không lấy mức độ khó hay dễ đối với học sinh làm tiêu chuẩn của đề thi mà nội dung của đề thi phải căn cứ vào yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng và mục tiêu đào tạo. Nếu các em học sinh có nhiều cố gắng trong học tập, đạt được kết quả tốt thì sẽ cảm thấy đề thi dễ và ngược lại nếu kết quả học tập thấp thì sẽ thấy đề thi khó. Bộ không có chủ trương giảm độ khó của đề thi".

Trao đổi quan điểm với PV Báo CAND, Giáo sư Văn Như Cương cho biết, một giáo viên trường ông tham gia chấm thi môn toán kể lại, có túi bài thi môn toán, giống nhau như hai giọt nước ở cả phần sai và phần đúng. Theo Giáo sư Cương, tỷ lệ tốt nghiệp này đã được dự đoán khi đề thi được đánh giá vừa sức, không đánh đố. Nhưng tỷ lệ này còn có nguyên nhân từ khâu coi thi lỏng lẻo, khâu chấm thi dễ dãi và như vậy, đây không phải là kênh để phản ánh chất lượng giáo dục…

Có phải là sự “bắt tay” nới lỏng đáp án Ngữ văn?

Những hoài nghi về chất lượng của kỳ tốt nghiệp năm nay còn đang là dấu hỏi trong dư luận thì xuất hiện sự kiện các chuyên viên bộ môn ngữ văn của 11 Sở GD&ĐT các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã có cuộc họp vào ngày 5/6 tại TP Cần Thơ ra “Biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 môn Ngữ văn”.

Theo biên bản này thì đã có sự “nới lỏng” trong đáp án môn Ngữ văn như ở câu 1, theo giáo viên chấm thi, dù trả lời không đầy đủ, không rõ ràng, thậm chí trả lời sai hoàn toàn học sinh vẫn có thể đạt điểm tối đa, hoặc không trừ điểm khi học sinh nêu dư ý trong bài làm, không tính lỗi chính tả, không yêu cầu viết thành đoạn văn.

Ở câu 2, 11 tỉnh thống nhất, học sinh chỉ cần nắm vững kỹ năng làm văn, bố cục có 3 phần: mở bài - thân bài - kết bài, nội dung dù có sơ sài cho tối thiểu: 1,5 điểm, học sinh trình bày theo hướng lập thân, lập nghiệp trong tương lai (hợp lý) thì tối đa: 2,0 điểm. Câu hỏi dư luận đặt ra là, đây là cuộc họp “thảo luận Hướng dẫn chấm và biểu điểm các môn thi tự luận của Bộ GDĐT ở từng môn thi” theo như đề xuất của 11 tỉnh, hay là một “bản thoả thuận” để nới điểm, vì bệnh thành tích trong giáo dục?

Trước thông tin về sự kiện trên, tối 18/6, Bộ GD&ĐT đã có công văn yêu cầu các Sở GD &ĐT trong vùng báo cáo về sự việc trên, trong đó nêu rõ, "Bộ sẽ tiếp tục kiểm tra, xác minh và nếu phát hiện sai phạm sẽ nghiêm túc xử lý theo quy chế”. Bộ GD&ĐT khẳng định, đã ban hành và chỉ đạo thống nhất đáp án và biểu điểm trong toàn quốc, không cho phép các Hội đồng chấm thi tự xây dựng và sử dụng các hướng dẫn chấm thi khác với Hướng dẫn chấm thi của Bộ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho hay: "Sau khi có kết quả chấm trong toàn quốc, nếu nơi nào có dấu hiệu bất thường, thể hiện qua các dấu hiệu mâu thuẫn giữa kết quả quản lý chỉ đạo dạy và học, coi thi, chấm thi và kết quả đỗ tốt nghiệp thì Bộ có thể tổ chức chấm thẩm định bài thi theo quy định của quy chế"… Dư luận chờ đợi sự đánh giá thẩm định nghiêm túc của Bộ GD&ĐT về “bản thoả thuận” của 11 tỉnh để đảm bảo công bằng cho các thí sinh trong toàn quốc…

 

                                                                                         Theo CAND

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức các Kỳ thi năm 2024 nghiêm túc, an toàn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục