Từ chuẩn năng lực ngoại ngữ bắt buộc cho giáo viên (GV) dạy tiếng Anh tiểu học là B2 (theo khung tham chiếu châu Âu), giờ đây, Bộ GD-ĐT đã quyết định hạ xuống mức B1 để có đủ GV triển khai chương trình.

 

70% học sinh đạt điểm khá giỏi?

Hôm qua (26.8) tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết một năm thí điểm đưa tiếng Anh thành môn học bắt buộc đối với lớp 3 tại 94 trường tiểu học trên cả nước.

Ông Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT cho biết: “Bộ đã xây dựng một số đề khảo sát năng lực tiếng Anh theo trình độ A1.1 trong khung năng lực ngôn ngữ chung châu Âu bao gồm cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để kiểm tra học sinh (HS) một số tỉnh tham gia thí điểm. Kết quả là hầu hết HS đều làm được bài mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào từ phía GV”. Tỷ lệ bài đạt điểm khá giỏi ở nhiều nơi lên đến 70%. Các HS được chọn ngẫu nhiên để thi nói (do chuyên gia Cambridge ESOL, chuyên viên tiếng Anh của Bộ, của sở phỏng vấn) đều tự tin, nghe được, hiểu được và trả lời đúng câu hỏi.

 

HS một trường tiểu học tại TP.HCM trong giờ học tiếng Anh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Một nghiên cứu độc lập của Viện Khoa học giáo dục VN tại 4 tỉnh: Hà Nội, Hòa Bình, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy phần lớn HS đều đạt kết quả kiểm tra cao. Cụ thể: HS Hà Nội đạt 96%, Hòa Bình 95%, Bà Rịa - Vũng Tàu 88%, TP.HCM 83%.

Tuy nhiên, tại hội nghị, một GV dạy chương trình thí điểm ở TP.HCM phát biểu: “Lúc được tập huấn chúng tôi rất phấn khởi vì chương trình chú trọng dạy cho HS kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, đề khảo sát thì lại chưa thực sự thể hiện được kỹ năng nghe nói của HS”. Chính vì vậy, GV này đề nghị: “Dạy học như thế nào thì kiểm tra đánh giá như vậy mới thực sự phản ánh đúng kết quả”.

Thiếu GV đạt chuẩn trầm trọng

Nếu như năm đầu tiên thực hiện thí điểm, năng lực ngôn ngữ của GV bắt buộc phải tương đương B2 thì đến năm học này, Bộ đã thông báo sẽ hạ chuẩn xuống mức B1 trở lên với điều kiện cuối năm học GV phải tự bồi dưỡng nâng cao trình độ để đạt được mức B2. Đồng thời, đối với HS lớp 3, năm học này Bộ GD-ĐT không quy định bắt buộc tất cả các trường phải dạy 4 tiết/tuần, trường nào còn khó khăn có thể chỉ dạy 3 hoặc 2 tiết/tuần.

''Không nên bắt buộc sử dụng đội ngũ GV hiện có trong biên chế bằng mọi giá vì có những GV rất yếu, dù có bồi dưỡng cũng khó đạt được yêu cầu'' - Ông NGUYỄN THẾ SƠN, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Nghệ An)

Lãnh đạo các sở đón nhận thông tin này hết sức hào hứng vì nếu Bộ kiên quyết không hạ chuẩn thì năm học này nhiều tỉnh chắc chắn sẽ rơi vào cảnh giậm chân tại chỗ. Hầu hết các địa phương đều không đủ GV để tiếp tục triển khai thí điểm lớp 4 trong khi tiếp tục nhân rộng chương trình ở lớp 3 một cách chính thức.

Ông Lê Ngọc Điệp - Trưởng phòng Tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Mặc dù TP triển khai chương trình tiếng Anh tăng cường từ năm 1998 nhưng cũng không thể có ngay đội ngũ GV đạt trình độ B2”. Còn ông Nguyễn Quốc Nam - Trưởng phòng GD-ĐT tỉnh Ninh Bình, thông tin: “Năm vừa qua chỉ thực hiện thí điểm ở một trường tiểu học vì cả tỉnh chỉ có một GV đạt trình độ B2”.

Mặc dù đã hạ chuẩn nhưng bà Lê Thị Hòa - Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, lại tỏ ra băn khoăn về vấn đề này: “Bố trí GV B1 vào giảng dạy kèm theo điều kiện là cuối năm học phải đạt trình độ B2 thì chúng tôi không dám khẳng định GV của mình sẽ làm được bằng cách tự bồi dưỡng”.  Cũng liên quan đến trình độ GV, ông Nguyễn Thế Sơn, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Nghệ An) nêu quan điểm: “Bộ không nên bắt buộc sử dụng đội ngũ GV hiện có trong biên chế bằng mọi giá vì có những GV rất yếu, dù có bồi dưỡng cũng khó đạt được yêu cầu. Nên cho số GV này làm công việc khác và tuyển mới những GV được đào tạo bài bản”. Vụ trưởng Lê Tiến Thành khẳng định: “Trình độ B2 vẫn là cái đích cuối cùng mà GV dạy chương trình tiếng Anh mới phải đạt được”.

 

                                                                          Theo ThanhNien

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục