Một giờ học xếp hình của cô giáo Lê Thị Chiến với các bé trong lớp học “đặc biệt”. ảnh: Đ.T

Một giờ học xếp hình của cô giáo Lê Thị Chiến với các bé trong lớp học “đặc biệt”. ảnh: Đ.T

(HBĐT) - Đó là lớp học của cô giáo trẻ Lê Thị Chiến, sinh năm 1983 tại căn nhà cấp 4, tổ 14, phường Hữu Nghị (TPHB). Lớp học “đặc biệt” là những em nhỏ từ 3-5 tuổi với nhiều khuyết tật bẩm sinh được gia đình gửi đến nhờ cô Chiến chăm sóc, dạy bảo.

 

Cô giáo Lê Thị Chiến tâm sự: Lớp học “đặc biệt” này dành cho các cháu mắc chứng bệnh tự kỷ là chủ   yếu. Ngoài ra còn có các cháu chậm phát triển trí tuệ, động kinh, đao, khiếm thính. Là người đã gắn bó với lớp học được 6 năm, dạy dỗ nhiều học sinh, cô Chiến và nhiều giáo viên khác phải luôn quan sát từng hành động, cử chỉ nhỏ của các cháu, luôn kề cận để các cháu khỏi đánh nhau. Còn có cháu 13 tuổi hay tự đập đầu vào tường và tự cắn vào tay của mình rồi khóc.

 

Lớp học có 18 em, trong đó 14 em ở TPHB, 2 em ở Kỳ Sơn, 1 em ở Hà Nội và 1 em ở Tân Lạc. Cá biệt có em Lê Mạnh Hùng, sinh năm 2002 có hộ khẩu Hà Nội. Gia đình đã gửi em theo học lớp “đặc biệt” ở Hà Nội 4 năm nhưng không có kết quả. Hiện tại, Hùng theo học tại đây đã được 3 năm và có những chuyển biến tích cực. Tôi đến bên em cầm một đồ vật, hỏi đây là cái gì, ngập ngừng một lúc rồi em trả lời được. Tôi cảm thấy trong lòng nghẹn ngào khi thấy có em dù đã 15 tuổi nhưng vẫn chưa nhớ được tên của mình.

 

Các em đến với lớp học “đặc biệt” được 4 cô giáo quan tâm, yêu quý, được học các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng văn hóa và vận động. Trong đó có tập nhận biết các đồ vật đơn giản và phân biệt các loại sắc màu. Trong giờ học, nhìn các cô giáo hướng dẫn các em tỉ mỉ, xâu những viên hạt gỗ màu đỏ vào một chuỗi, dù được nhắc nhở tận tình, nhiều lần nhưng các em vẫn xâu lẫn cả hạt vàng, đủ để thấy các em gặp nhiều khó khăn trong việc nghe và nhận thức. Nhưng, các cô giáo vẫn kiên trì, bền bỉ. Đằng sau sự vất vả của các cô đó là sự trìu mến, tình yêu thương dành cho các em.

 

Quan sát các đồ vật xung quanh lớp học, có bảng, tivi, đồ chơi nhiều loại khác nhau, dù không được đầy đủ như lớp học của nhà trẻ công lập nhưng không khí trong lớp học thật ấm áp bởi những tấm lòng của những cô giáo yêu trẻ. Cô Nguyễn Thị Bích Đào dẫn tôi vào một phòng học nhỏ, phía bên trong chừng 12 m2. Cô nói đây là lớp học theo giờ của các bé tự kỷ nhưng vẫn có khả năng hòa nhập cộng đồng. Buổi học chỉ có một cô giáo và một học sinh, trong buổi học này, cô giáo sẽ giúp các bé hỏi các câu hỏi, tập trả lời khi được hỏi. Các bé thường được gia đình gửi đến học ở trường công, tan giờ học được đưa đến đây để học kỹ năng giao tiếp. Trường hợp cháu Văn Thị Thúy Hằng, sinh năm 2005, đến năm 2008 theo học tại lớp học “đặc biệt” này. Sau 2 năm, giờ cháu đã chuyển đến học trường tiểu học Trần Quốc Toản (TPHB). Hay như cháu Ngọc Mai ở Bãi Nai, Mông Hóa (Kỳ Sơn), sinh năm 2006, sau khi theo học từ 3-4 tháng, được cô Chiến, cô Đào dạy bảo nhiệt tình, hiện cháu Mai đã theo học bình thường tại trường mầm non Mông Hóa.

 

Bác Phạm Thị Phê (Mông Hóa - Kỳ Sơn) là bà ngoại cháu Nguyễn Khánh Huyền, sinh năm 2007 tâm sự: Cháu đã theo học tại lớp “đặc biệt” của cô Chiến được 5 tháng. Trước đây, cháu thể hiện ra bên ngoài là không quan tâm đến ai, rất nghịch và hay phá các đồ vật mà cháu sờ, cầm, nắm được. Mọi người gọi tên cháu nhưng cháu không phản ứng, cháu cũng không biết tên mình, chưa biết tự ăn. Những ngày đầu tiên đến lớp cháu khóc nhiều. Sau một thời gian theo học, cháu đã có nhiều tiến bộ là đã nhớ tên mình, biết gọi dù chỉ là một từ như ông, bà, bố, mẹ. Nếu cháu muốn ăn quả cam hay cái bánh cũng đã nói được một từ là “bóc”.

 

Cô giáo Chiến cho biết thêm: Dù tổng diện tích của lớp học “đặc biệt” chưa được 100 m2. Về vật chất còn nhiều khó khăn nhưng các cô giáo vẫn cảm thấy vui và hạnh phúc. Sau khi tốt nghiệp khoa giáo dục đặc biệt của Đại học Sư phạm Hà Nội, chúng mình đã góp phần nhỏ bé vào giáo dục mầm non cho những trẻ em thiếu may mắn trên quê hương Hòa Bình.

 

 

                                                                 Thanh Bình

                                                 (Tổ 12, P.Tân Thinh -TPHB) 

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục