Việc Bộ GD-ĐT ra quyết định đình chỉ hoạt động và xử phạt 4 đơn vị liên kết đào tạo quốc tế tại TPHCM đã cảnh báo sự “hên - xui” khi theo học các chương trình liên kết đào tạo quốc tế mà có người ví von giống như ta cầm con dao hai lưỡi. Và rõ ràng khâu quản lý của chúng ta có vấn đề, vừa lỏng lẻo vừa thiếu trách nhiệm trong tất cả các công đoạn từ tiền kiểm đến hậu kiểm.

 

Người ta không thể lý giải tại sao các đơn vị như AVIS, Raffles, ERC, Melior… tuy chỉ là công ty nhưng lại được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đầu tư “vô tư”, trong đó có cả việc cho “đào tạo đại học và sau đại học”. Cùng với giấy phép kinh doanh này, chỉ cần thêm giấy phép đào tạo nghề do Sở LĐTB-XH TPHCM cấp là những đơn vị này tung hoành thuê mướn địa điểm, tổ chức quảng cáo, tuyển sinh luôn các hệ cao đẳng, đại học và thậm chí cả thạc sĩ, tiến sĩ. Và cứ thế, với đầu vào chỉ cần tốt nghiệp THPT, là thí sinh trở thành sinh viên với học phí hàng trăm triệu đồng, thậm chí có em đóng tới 400 - 500 triệu đồng/khóa học. Tuy nhiên, tất cả từ chương trình đến các hoạt đồng giảng dạy đều thuộc loại “ngoài luồng”.

Trong khi đó, theo quy định, bản thân công ty, doanh nghiệp và kể cả doanh nghiệp nhà nước cũng không được phép đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học. Vậy mà từ cơ quan quản lý địa phương đến cấp quản lý cao hơn lại thiếu sự phối hợp và dường như còn quá nương tay với những sai phạm có tính chây lỳ thế này. Vi phạm của các đơn vị này diễn ra trong một thời gian dài nhưng các cơ quan quản lý mà cụ thể là Sở LĐTB-XH TPHCM (đơn vị chủ quản các trung tâm đào tạo nghề), Sở GD-ĐT TPHCM (quản lý các trường, trung tâm đào tạo ngoại ngữ), cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM lại “không thấy” vì thiếu sự phối kiểm.

Chính từ lỗ hổng trong cách quản lý của các cấp có liên quan đã tạo kẽ hở để các đối tác nước ngoài cũng như những đơn vị liên kết với nước ngoài tận dụng. Và từ đây, hậu quả và thiệt hại lớn nhất vẫn thuộc về người học. Mất tiền, mất thời gian, ảnh hưởng tâm lý là những hệ lụy mà hàng ngàn sinh viên, học viên hiện nay phải đối mặt. Với những sinh viên muốn chuyển tiếp du học hay lấy lại tiền học phí là điều quá đơn giản. Tuy nhiên, những học viên đã nhận bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ngoài luồng này đang công tác tại các cơ quan, tổ chức sẽ được giải quyết ra sao nếu Bộ GD-ĐT không công nhận giá trị của những loại văn bằng này.

Và việc xử phạt lần này của Bộ GD-ĐT là đúng người, đúng tội. Song các đơn vị quản lý tại TPHCM cần có trách nhiệm giám sát các đơn vị vi phạm để kịp thời có hướng giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi cho người học.

 

                                                                        Theo SGGP

 

Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tặng quà học sinh trường Tiểu học nam Phong (Cap Phong).
Sinh viên trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình thực hành trên máy.
Toàn cảnh hội nghị.
Ảnh chụp một phần bản tường trình của tập thể HS lớp 12A7.

Thưởng Tết cho giáo viên: Bao giờ hết “điệp khúc buồn”?

Dịp giáp Tết, trong khi người lao động ở nhiều doanh nghiệp háo hức với mức thưởng Tết hàng chục triệu đồng, thậm chí có người được nhận tới cả tỷ đồng, thì hầu hết thầy, cô giáo dường như chẳng mấy người dám trông chờ đến tiền thưởng…

Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Ngày 11/1, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và triển khai nhiệm vụ năm 2012. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện đề án chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành tại các điểm cầu trong cả nước. Dự hội nghị, tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Lương Sơn - điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh

(HBĐT) - Cùng với sự phát triển đồng bộ về KT-XH ở địa phương, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn coi trọng sự nghiệp trồng người và công tác xã hội hóa giáo dục toàn diện. Đến nay, toàn huyện có 24 trường mầm non, 24 trường tiểu học, 22 trường THCS, 100% các xã, thị trấn có đầy đủ hệ thống trường lớp từ mầm non, tiểu học đến THCS, 100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân trong huyện.

76 học sinh về dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2012

(HBĐT) - Ngày 11/1, thực hiện kế hoạch năm học 2011 – 2012 và công văn số 828 ngày 9/12/2011 của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT phối hợp với trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Sở GD & ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh đã đến dự và động viên thí sinh.

Những tài năng khoa học trẻ VN năm 2011

Bước ra khỏi những khuôn mẫu khô cứng của giáo trình, giảng đường để tự mình tìm lời giải cho những vấn đề bức thiết đang đặt ra trong cuộc sống như làm thế nào để tái sử dụng bã cafe?

Quy định mới về đánh giá trường tiểu học

Bộ GD-ĐT đã ban hành tiêu chuẩn mới về đánh giá trường tiểu học, làm căn cứ để xác định mức độ đạt được trong các hoạt động: kiểm định chất lượng, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, công nhận trường đạt tiêu chuẩn trường học thân thiện, HS tích cực…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục