Ngày càng thêm nhiều trường THPT ngoài công lập không tuyển đủ học sinh, đối mặt phá sản.

 
21 tỉ đồng xây trường, không tuyển sinh được hai trường THPT Ngô Sĩ Liên và THPT Đặng Tiến Đông cùng chung một chủ đầu tư và đều nằm trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
 
Cả hai trường xây được trên 60 phòng học kiên cố và trên 10 phòng học bán kiên cố. Các phòng có đầy đủ ánh sáng, quạt, có 32 hệ thống camera để quản lý giờ học. Bảy phòng học chất lượng cao có máy chiếu, điều hòa, trang thiết bị dạy học.
 
Cả hai trường đều có đủ phòng học bộ môn, phòng chức năng, thư viện, y tế, phòng truyền thống, sân chơi, bãi tập. Tổng số tiền được đầu tư để xây dựng cơ bản của hai trường lên tới 21,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, tương lai của trường hiện rất bấp bênh khi mà nguồn học sinh để tuyển ngày càng èo uột.
 
“Khi còn thuộc tỉnh Hà Tây, trường Ngô Sĩ Liên có 29 lớp. Nay về Hà Nội, còn 17 lớp. Trường Đặng Tiến Đông trước 24 lớp nay chỉ còn năm lớp cả ba khối”, thầy Nguyễn Huy Chuyển, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Sĩ Liên, nói.
 
Trường THPT An Dương Vương có một khuôn viên hơn 6.000 m2 ở thị trấn Đông Anh với 30 phòng kiên cố, trong đó 24 phòng học và sáu phòng chức năng (thư viện, thí nghiệm, phòng máy). Các phòng học của trường được lắp camera, loa, màn hình tinh thể lỏng, tủ đựng đồ dùng cá nhân của học sinh (HS).
 
Trước đây trường có gần 1.300 học sinh. Kể từ khi Hà Nội mở rộng, mỗi năm trường giảm vài trăm học sinh. Năm học này, chỉ còn 578 học sinh.
 
Cách đây ba năm, thành phố có 76 trường THPT ngoài công lập với gần 52.500 HS. Năm học này, số trường là 92 nhưng số học sinh chỉ còn chưa đầy 38.000 em.
 
Theo chủ trương khuyến khích xã hội hoá giáo dục của thành phố, năm 2010 cấp THPT có 40% HS được học trong các trường ngoài công lập. Thực tế, Sở GD&ĐT đều ưu ái cho các trường công lập khi giao chỉ tiêu tuyển sinh. Kết quả, chỉ có 21,3% HS THPT đang học tại các trường ngoài công lập vào thời điểm năm 2012.

Tại hội thảo do Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội và các trường THPT ngoài công lập của Hà Nội tổ chức cuối tuần qua, ông Đoàn Hoài Vĩnh cho biết lãnh đạo Sở GD&ĐT sẽ bàn bạc, nghiên cứu đổi mới tuyển sinh, tìm cách tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập.

 
Tại huyện Đông Anh, năm học 2008 - 2009, chỉ tiêu giao cho các trường THPT công lập chiếm 53,3% số HS học xong lớp 9 của huyện; năm học 2011 - 2012, tỉ lệ này tăng lên 66,29%. “Năm vừa rồi, cả chín đơn vị tuyển sinh ngoài công lập chia nhau để tuyển trong số khoảng 1.000 HS”, một đại biểu cho biết.
 
Một bất công khác là chi phí. Hiện nay thành phố phân bổ định mức đầu tư cho các trường THPT công lập theo đầu học sinh với mức 4 triệu đồng/học sinh/năm. Các trường THPT ngoài công lập không được hưởng chính sách này nên mọi chi phí học tập học sinh phải gánh chịu.
 
Trao đổi với Tiền Phong bên lề hội thảo ngày 25/2, thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), một trường đắt hàng tuyển sinh bậc nhất Hà Nội, cũng đồng tình: “HS ngoài công lập cần được nhà nước hỗ trợ chi phí học tập bình đẳng với HS công lập, nhiều nước cũng đã làm như thế. Các trường THPT ngoài công lập ở ngoại thành vẫn thu học phí cao so với nhiều gia đình nông dân. Trong khi đó những trường này đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao dân trí trên địa bàn”.
 
 
                                                                          Theo Dantri
 

Các tin khác

Các em học sinh tham gia Big Dance 2011. (Ảnh: bigdance2012.com)
Thí sinh cần cân nhắc kỹ khi chọn ngành nghề.
Không có hình ảnh
Lãnh đạo UBND huyện Tân Lạc trao giấy khen cho 10 tập thể vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác xã hội hoá giáo dục của huyện Tân Lạc giai đoạn 2006-2011.

Những lưu ý khi thi khối A1

Năm nay, Bộ GD-ĐT cho phép các trường tuyển sinh thêm khối A1 (toán, lý, tiếng Anh). Trên thực tế, nhiều trường có cách triển khai khác nhau.

Nghị lực vượt khó, học giỏi của cô học trò nghèo

Sống chật vật trong căn nhà trọ hoang tàn, gia cảnh khốn khó mọi bề nhưng em Vũ Thị Cẩm Nhung - học sinh lớp 10A8, Trường THPT Lê Duẩn (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) vẫn luôn gắng gượng vượt khó, nhiều năm liền là HS giỏi.

Lượng sức mà học

Nếu không đủ sức bước vào cuộc tranh đua bậc ĐH, CĐ, thí sinh có thể chọn học nghề bậc trung cấp (TC), có thể làm việc ngay khi còn đi học.

Thêm chỉ tiêu tuyển sinh của một số trường ĐH

Đã có thêm các trường ĐH Tài chính Ngân hàng HN, ĐH Tây Nguyên, ĐH Thủy lợi, ĐH Điện lực… công bố chính thức chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012.

Câu lạc bộ Sao Khuê - Ngôi nhà chung của đội ngũ trí thức tỉnh ta

(HBĐT) - Cùng với đội ngũ trí thức cả nước, trí thức tỉnh Hòa Bình đã có đóng góp tích cực trên tất cả các lĩnh vực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nhìn tổng thể, đội ngũ trí thức tỉnh Hòa Bình đã phát triển lớn mạnh, có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển KT -XH của địa phương.

Aptech Việt Nam dẫn đầu Tập đoàn Aptech toàn cầu

Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế FPT-Aptech tại Việt Nam đang là đơn vị đứng đầu của Tập đoàn Aptech toàn cầu với 56% thị phần, tiếp sau là các hệ thống Aptech của Nigeria, Brazil, Nga…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục