Việc dạy thêm - học thêm sẽ được hợp thức hóa?

Việc dạy thêm - học thêm sẽ được hợp thức hóa?

Trong dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD- ĐT vừa công bố có nội dung không dạy thêm cho HS tiểu học. Nhưng bên cạnh việc cấm, lại có thêm “điều kiện mở” đi kèm làm nhiều người không thể nghĩ: Cấm cho có.

 

Đã “cấm” còn “mở”

Theo nội dung dự thảo quy định không dạy thêm với học sinh (HS) tiểu học. Sau đó, trong khoản “cấm” này trừ ra những trường hợp GV nhận quản lý HS ngoài giờ theo yêu cầu của phụ huynh (PH), phụ đạo HS yếu kém.

Nhiều GV cho rằng, ngoài số ít GV “bắt ép” HS học thêm thì số đông GV dạy thêm đều đảm bảo được “nguồn” HS học thêm theo hai yêu cầu trên. Còn những GV dạy thêm theo hình thức “o ép” HS học thêm có thể “bám” vào yêu cầu này để đối phó khi yêu cầu PH làm đơn “tự nguyện” nhờ GV quản lý HS ngoài giờ. Như vậy, quy định cấm dạy thêm xem ra là… vô tác dụng.

“Tôi thấy dường như cấm không được nên dự thảo đưa ra điều kiện "mở" để hợp thức hóa việc dạy thêm, học thêm hiện nay thì đúng hơn. Nếu vậy sẽ chẳng giải quyết được vấn nạn một số GV “ép” HS học thêm một chút nào”, GV một trường tiểu học ở Q.5, TPHCM cho hay.

Nói về "kẽ hở" của dự thảo này, bà Trương Thị Mỹ Thanh, hiệu trưởng trường tiểu học Phạm Ngọc Thạch (Q. Phú Nhuận, TPHCM) phân tích, việc dạy thêm, học thêm hiện nay cần nhìn trên hai góc độ. Một là những GV dạy thêm xuất phát từ yêu cầu và mong muốn thật sự của PH. Hai là những GV làm mọi cách để “ép” HS đi học thêm.

“Nếu PH không muốn cho con học nhưng “nể nang” “e ngại”, còn GV thiếu lương tâm đã “bắt ép” HS thì PH cũng phải làm đơn. Như vậy thì cấm ở đâu khi mà kiểu gì thì việc dạy thêm cũng sẽ được hợp thức hóa. Và như thế là bất công cho những GV không dạy thêm hoặc chỉ dạy thêm khi được PH nhờ vả… Vì thật sự lương GV bây giờ quá thấp, nhiều người phải sống nhờ dạy thêm”, bà Thanh nói.

Nhiều hiệu trưởng cũng “phàn nàn” nội dung của dự thảo: “Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý tổ chức tốt việc dạy và học chính khóa. Đảm bảo tuyệt đối không cắt xén nội dung, chương trình dạy học đã được qui định để dành cho dạy thêm học thêm” là không khả thi. Vì thực tế, hiệu trưởng chỉ quản lý chứ không thể kiểm tra được thực tế tất cả GV.

Bà Mỹ Thanh thẳng thắn: “Trường tôi có quy định GV không được dạy thêm cho HS lớp mình phụ trách. GV nào cũng đồng ý nhưng thực tế họ dạy hay không mình không biết hết được vì đến PH đã cho con đi học thêm, người ta sẽ giấu”.

Nhu cầu học thêm xuất phát từ PH

Không ít PH cũng đã “phản pháo” khi nghe quy định cấm dạy thêm cho HS tiểu học khi mà mong muốn cho con học thêm nhu cầu có thật của PH. Ở không ít lớp học, GV không tổ chức dạy thêm nhưng chính PH yêu cầu gửi con cho cô kèm cặp.

Lý do cho con học thêm của PH là chương trình học quá tải, ở lớp con mình không theo kịp nên nhờ cô dạy thêm cho con khi mình không có thời gian kèm cặp con hoặc không thể chỉ dẫn cho con. Không ít PH lo ngại nếu không cho con đi học thêm sẽ không có ai quản lý, sợ con sa vào các trò chơi như gameonline hay các tệ nạn xã hội.

Anh Nguyễn Văn Cường, có con học trường tiểu học Lê Văn Sỹ (Q. Tân Bình, TPHCM) cho rằng rất cần tìm cách cụ thể để cấm những GV làm mọi cách bắt HS học thêm như dùng điểm số để “trị” HS chứ không thể đánh đồng nhiều GV tâm huyết khác. Cái gốc của dạy thêm là xuất phát từ nhu cầu học còn bắt nguồn từ PH và HS chứ không chỉ từ nguồn “cung”.

“Học thêm cũng là học, học bắt nguồn từ sự tự nguyện, mong muốn của người học thì là chính đáng. Con mình mà được học thêm ở GV giỏi, tâm huyết thì tốt quá. Như học tiếng Anh, nếu thầy cô trong trường không dạy thêm, tôi cho con đi học ở trung tâm ”, anh Cường nói.

Nhiều người cho rằng, cấm ở bậc tiểu học mà “quên” các cấp THCS, THPT là “không công bằng” và khó trị được tận gốc vấn nạn học thêm hiện nay. Nhất là khi áp lực về điểm số ở tiểu học đang ngày càng được giảm nhẹ, còn điểm số ở các bậc trên vẫn “toàn quyền” trong thầy cô phụ trách môn.

GV một trường THCS ở quận Thủ Đức, TPHCM cho rằng, ngoài những biện pháp để hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm như giảm tải chương trình, cho đề thi chung toàn trường, GV chấm chéo… thì chính GV “ép” HS học thêm cần xem lại mình vì mặt trái của việc dạy thêm học thêm bắt nguồn từ đây. 

“Con tôi học cấp 3, không đi học thêm môn Vật lý bị thầy “đì” ngay. Bạn bè đều khuyên cháu đi học cho “yên thân” nhưng cháu không chịu vì nói rằng mình không tôn trọng người thầy như thế… Thầy cô như thế nào, các em biết hết”, GV này chia sẻ.

 

                                                                       Theo Dantri

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các em học sinh tham gia Big Dance 2011. (Ảnh: bigdance2012.com)
Thí sinh cần cân nhắc kỹ khi chọn ngành nghề.
Không có hình ảnh

Đại hội giáo dục huyện Tân Lạc lần thứ 3, nhiệm kỳ 2012 – 2016

(HBĐT) - Ngày 23/2, Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội giáo dục huyện Tân Lạc lần thứ III, nhiệm kỳ 2012 – 2016. Tới dự có lãnh đạo Sở GĐ&ĐT, Huyện ủy, UBND Tân Lạc cùng CB - GV, NV trong toàn huyện.

Những lưu ý khi thi khối A1

Năm nay, Bộ GD-ĐT cho phép các trường tuyển sinh thêm khối A1 (toán, lý, tiếng Anh). Trên thực tế, nhiều trường có cách triển khai khác nhau.

Nghị lực vượt khó, học giỏi của cô học trò nghèo

Sống chật vật trong căn nhà trọ hoang tàn, gia cảnh khốn khó mọi bề nhưng em Vũ Thị Cẩm Nhung - học sinh lớp 10A8, Trường THPT Lê Duẩn (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) vẫn luôn gắng gượng vượt khó, nhiều năm liền là HS giỏi.

Lượng sức mà học

Nếu không đủ sức bước vào cuộc tranh đua bậc ĐH, CĐ, thí sinh có thể chọn học nghề bậc trung cấp (TC), có thể làm việc ngay khi còn đi học.

Thêm chỉ tiêu tuyển sinh của một số trường ĐH

Đã có thêm các trường ĐH Tài chính Ngân hàng HN, ĐH Tây Nguyên, ĐH Thủy lợi, ĐH Điện lực… công bố chính thức chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012.

Câu lạc bộ Sao Khuê - Ngôi nhà chung của đội ngũ trí thức tỉnh ta

(HBĐT) - Cùng với đội ngũ trí thức cả nước, trí thức tỉnh Hòa Bình đã có đóng góp tích cực trên tất cả các lĩnh vực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nhìn tổng thể, đội ngũ trí thức tỉnh Hòa Bình đã phát triển lớn mạnh, có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển KT -XH của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục