Thí sinh là người dân tộc thiểu số được tuyển thẳng đại học. Trong ảnh: Các em học sinh dân tộc thiểu số tại trường DTNT tỉnh Nghệ An trong ngày khai giảng năm học mới.
Thông tin thí sinh là người dân dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại các huyện nghèo được tuyển thẳng vào ĐH. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn của Bộ nên hiện nay mỗi trường thực hiện một kiểu.
Cụ thể, Trường ĐH Ngoại thương, quy định chỉ tuyển học sinh xếp loại học lực các năm lớp 10, 11, 12 và tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi. Chỉ tiêu xét tuyển không quá 1% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường năm 2012.
Trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam lại quy định, đối với thí sinh đăng ký vào ĐH Lâm nghiệp ở Hà Nội (LNH): Học sinh tốt nghiệp THPT năm 2012, Bằng tốt nghiệp đạt loại Khá trở lên.
Đối với thí sinh đăng ký vào cơ sở 2 ĐH Lâm nghiệp ở Đồng Nai (LNS): Học sinh tốt nghiệp THPT năm 2012, Bằng tốt nghiệp đạt loại Trung bình trở lên. Trường hợp số thí sinh đăng ký xét tuyển vượt quá tổng chỉ tiêu xét tuyển, sẽ xét học lực THPT để xác định người trúng tuyển. Người trúng tuyển được học bổ sung kiến thức 1 năm dự bị đại học tại trường ĐH Lâm nghiệp, sau đó được xét tuyển vào đại học hệ chính quy và được chọn ngành học theo nguyện vọng của cá nhân. Đặc biệt, trường ưu đãi trong thời gian 1 năm học bổ sung kiến thức, sinh viên được miễn nộp học phí, được bố trí chỗ ở trong ký túc xá của trường ĐH Lâm nghiệp. Trong thời gian học đại học chính quy, sinh viên phải đóng học phí và có thể được hưởng học bổng (tùy theo kết quả học tập và rèn luyện), được hưởng các chính sách ưu tiên theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Còn ĐH Thái Nguyên thì quy định, nếu học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện này, thì Giám đốc ĐH Thái Nguyên xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học.Sau khi nhập học, những thí sinh này được học bổ sung kiến thức 1 năm trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Giám đốc ĐH Thái Nguyên qui định.
Trường ĐH Hồng Đức yêu cầu, sau khi nhập học, những thí sinh thuộc đối tượng này được học bổ sung kiến thức 1 năm trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức thực hiện theo chương trình của hệ dự bị đại học, cao đẳng.
Sẽ nảy sinh nhiều bất cập!
Trước đây đối với việc tuyển thẳng đối tượng KV0 (SV là người dân tộc ít người có hộ khẩu thường trú ít nhất từ 3 năm trở lên vùng cao, vùng sâu), các tỉnh phải lập hẳn hội đồng tuyển chọn của tỉnh để bình xét theo các tiêu chí cụ thể, một năm chỉ có khoảng 2.000 SV được tuyển thuộc đối tượng này được tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ. SV thuộc đối tượng dự bị đại học thì sau 1 năm học vẫn phải dự thi dù điểm trúng tuyển có thấp hơn thi đại học chính thức một chút.
Một chuyên gia tuyển sinh lâu năm cho rằng, nếu so sánh những đối tượng thuộc dự bị đại học còn xứng đáng vào thẳng hơn đối tượng chỉ thuộc huyện nghèo như quy định mới. Một số học sinh dân tộc miền núi không thuộc huyện nghèo, cần ưu tiên hơn thì vẫn phải thi.
(HBĐT) - Sáng 24/4, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) năm học 2011-2012. Tham gia hội thảo có 207 cán bộ quản lý các trường ở 68 xã ĐBKK tỉnh ta.
Hôm 23/4 là ngày kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) đại học, cao đẳng 2012 tại các trường. Theo thống kê của nhiều trường ĐH và nhiều địa phương, số lượng hồ sơ ĐKDT năm nay sụt giảm mạnh nhưng hồ sơ vào khối ngành Kinh tế vẫn đông.
Mặc dù được giao quyền chủ động trong việc tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT năm 2012 nhưng để đảm bảo không có sự xáo trộn, Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn tiếp tục tổ chức các Hội đồng coi thi theo mô hình cụm trường.
(HBĐT) - Ngày 21/4, trường THPT Nguyễn Trãi (Lương Sơn) đã tổ chức gặp mặt truyền thống kỷ niệm 15 năm thành lập trường (1997-2012). Lãnh đạo Sở GD&ĐT, huyện Lương Sơn và các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh đã về dự.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 20 – 21/4, Sở GD & ĐT tổ chức Hội thi viết chữ đẹp cấp tỉnh năm học 2011 – 2012. Đây là hội thi dành cho giáo viên và học sinh cấp tiểu học. Qua các hội thi ở cơ sở đã tuyển chọn được 22 giáo viên và 109 học sinh tiêu biểu đại diện cho gần 5000 giáo viên và gần 60.000 học sinh các trường tiểu học, THCS trong toàn tỉnh.
(HBĐT) - Kết thúc Đề án chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, xã giai đoạn 2006 - 2010, huyện Kim Bôi tiếp tục triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2011 - 2015. Việc xây dựng đội ngũ CB, CC, VC đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được huyện hết sức chú trọng.