Số trẻ em, nhất là trẻ em gái trong độ tuổi ở bậc tiểu học được huy động đến lớp đạt 100% ở 2 xã người Mông Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Ảnh: Các em học sinh trường PTDTNT xã Hang Kia, Pà Cò nghiên cứu sách, vở trong giờ tự quản.
(HBĐT) - Đó là quan điểm, phương châm và mục đích hướng tới của cả hệ thống giáo dục và cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh những năm qua. Với phương châm đó, các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT) đã được triển khai mạnh mẽ, toàn diện, rộng khắp và có chiều sâu ở tất cả các thôn, bản, tổ dân phố, KDC, trong các trường học, cơ quan, đơn vị LLVT...
Theo số liệu thống kê, tính đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 1.799 chi hội khuyến học ở thôn, bản, tổ dân phố và 882 chi hội ở các trường học. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng đã thành lập được 123 Ban khuyến học ở các dòng họ, 108 Ban khuyến học đồng hương, đồng môn và 262 Ban khuyến học ở các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể. Tổng số hội viên Hội khuyến học trong toàn tỉnh hiện đã chiếm đến 19% trong tổng dân số của tỉnh. Tính đến nay, 11 huyện, thành phố, 210 xã phường, thị trấn của tỉnh đều có hội viên Hội khuyến học. Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các địa phương từ tỉnh đến huyện và xã, thị trấn, thời gian qua, phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học và cộng đồng dân cư khuyến học đã được đẩy mạnh. Tính đến nay, số hộ đăng ký gia đình hiếu học là 41.815, trong đó, số hộ được công nhận là gia đình hiếu học là 9.166, chiếm tỷ lệ gần 22%. Tương tự như vậy, số dòng họ đăng ký dòng họ hiếu học cũng không ngừng được tăng lên. Đến nay, toàn tỉnh đã có 44 dòng họ, trong đó đã có 22 dòng họ được công nhận là dòng họ hiếu học, đạt tỷ lệ gần 58,3%. Số cụm dân cư đăng ký cụm dân cư khuyến học là 801, trong đó đã có 476 cụm dân cư đạt cụm dân cư khuyến học, đạt tỷ lệ 15,2%. Đánh giá những kết quả đã đạt được, ông Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh nhấn mạnh: thông qua CVĐ xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng dân cư khuyến học, các gia đình hiếu học đều coi trọng hình thức học tập của các thành viên. Đặc biệt, có nhiều người cao tuổi trong các dòng họ đã đi tiên phong, làm gương cho con em mình đến lớp học để học tập, tiếp thu kiến thức sản xuất, kiến thức làm ăn và để giao tiếp với cộng đồng.
Điển hình như đồng bào Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Là địa bàn vùng núi khó khăn, còn mang nặng tư duy, tập quán, lối sống cũ, lạc hậu, trong đó, vai trò của người phụ nữ trong gia đình không được coi trọng. Do vậy, số phụ nữ người Mông biết chữ, được đi học trước đây rất ít và thường cũng chỉ học hết cấp I, đầu cấp II nên số người mù chữ trong số phụ nữ Mông chiếm tỷ lệ rất cao. Trước tình hình đó, các ngành, cấp, tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội của huyện Mai Châu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giáo dục và tổ chức các lớp xóa mù chữ cho đồng bào người Mông. Nhờ đó, đến nay đã cơ bản xóa mù chữ trong đồng bào người Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò. Số trẻ em, nhất là trẻ em gái trong độ tuổi ở bậc tiểu học được huy động đến lớp đạt 100%, tình trạng bỏ học ngày càng giảm. Phong trào khuyến học ở đây đã được đẩy mạnh trên cơ sở phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Với phương pháp tự tuyên truyền, tự vận động những người có uy tín trong gia đình, dòng họ đã động viên con cháu tích cực học tập. không bỏ học giữa chừng như cụ Sùng A Lứ ở bản Pà Cò Con. Bằng uy tín của mình, cụ Sùng A Lứ đã động viên con cháu và những người dân trong bản tích cực học tập. Nhờ đó, lần đầu tiên người Mông ở Pà Cò đã có người đỗ 2 trường đại học, đó là Sùng A Thông, cháu nội của cụ Sùng A Lứ. Tiếp nối, noi gương Sùng A Thông, đến nay, nhiều học sinh người Mông đã nỗ lực theo học đến hết bậc học phổ thông và có nhiều người cũng tham gia thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
Cũng giống như ở Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), xã Ngọc Lương (Yên Thủy) trong nhiều năm qua đã quan tâm đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng XHHT trên địa bàn. Từ chỗ là một điểm nóng về tình trạng học sinh bỏ học trong những năm 2006 trở về trước, phát huy truyền thống hiếu học trong các gia đình, dòng họ, những năm qua, Ngọc Lương luôn là một trong những xã dẫn đầu của huyện Yên Thủy về số học sinh đỗ các trường đại học, cao đẳng. Tính đến nay, cả xã có hàng trăm người có trình độ đại học, cao đẳng. Bình quân mỗi năm, cả xã hàng chục người thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Phong trào học tập ở đây đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong các gia đình, dòng họ. Chính từ phong trào này đã đưa Ngọc Lương trở thành xã... đại học của huyện Yên Thủy. Có được kết quả trên là do công tác khuyến học ở Ngọc Lương đã luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cấp uỷ, chính quyền. Hàng năm, Đảng uỷ xã đã xây dựng nghị quyết chuyên đề về công tác khuyến học. Đến nay, ngoài Hội khuyến học xã, ở cả 23/23 xóm và 4 trường học của xã cũng đã thành lập các chi hội khuyến học hoạt động hiệu quả trong thúc đẩy, xây dựng XHHT ở từng KDC, từng dòng họ và gia đình. Đặc biệt, nhiều năm qua, các dòng họ lớn ở Ngọc Lương cũng đã tích cực tham gia công tác khuyến học một cách rất hiệu quả. Trong đó phải kể đến các dòng họ Quách ở xóm Thung và dòng họ Bùi ở xóm Hổ. Các dòng họ này có nhiều người đỗ đại học, đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh và cấp quốc gia. Trong đó cũng đã có nhiều người đỗ đạt với các học vị cao như thạc sỹ, tiến sỹ.
“Có thể nói, phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng XHHT đã thực sự trở thành một điểm nhấn nổi bật trong công tác khuyến học của tỉnh trong thời gian qua - ông Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh nhấn mạnh. Từ phong trào này đã có sự lan tỏa thu hút sự tham gia tích cực của các ngành, cấp, địa phương, cơ quan, đơn vị và QCND. Trong đó, đáng kể nhất là phong trào TCCS Đảng và đảng viên tham gia giúp đỡ người nghèo do Bộ CHQS tỉnh phát động. Từ năm 2010 đến nay, các cơ quan, đơn vị trong LLVT tỉnh đã nhận đỡ đầu, giúp đỡ 29 học sinh nghèo vượt khó ở các địa phương trong tỉnh. Phong trào này đang có sức lan tỏa trong việc góp sức xây dựng một XHHT toàn diện, rộng khắp, có chiều sâu và đạt hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Ngày 17/5, tại Nhà văn hoá thành phố Hoà Bình, Nhà thiếu nhi tỉnh, BTV Thành Đoàn, Phòng GD&ĐT, Trung tâm VH- TT thành phố đã phối hợp tổ chức hội thi tìm hiểu lịch sử với chủ đề “Em yêu lịch sử Việt Nam” năm 2012. Đến dự và động viên hội thi có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh, thành phố và trên 500 giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh đến từ các trường THCS, tiểu học trên địa bàn thành phố Hoà Bình.
Tin từ Đại học FPT ngày 16/5 cho biết, sinh viên của trường này có thể lựa chọn học tiếng Anh tại Philippines hoặc tại Việt Nam.
(HBĐT) - Đồng chí Hà Văn Cươm, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mai Châu cho biết: Quá trình thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non nông thôn (PCGDMNNT), Phòng GD&ĐT huyện đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện tổ chức triển khai, cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp như tiếp tục quy hoạch mạng lưới trường lớp, thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục, tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ các cơ sở GDMN trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở GDMN ngoài công lập, nhóm trẻ gia đình theo đúng các quy định hiện hành, đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục và an toàn cho trẻ.
(HBĐT) - Mô hình “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua hoạt động Đội, cụ thể là công tác giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá cách mạng cho học sinh đã được áp dụng thực hiện tại liên đội trường THCS Lê Quý Đôn từ nhiều năm nay. Thông qua đó giúp các em có hiểu biết sâu rộng hơn về ý nghĩa của những ngày lễ trọng đại gắn với lịch sử dân tộc, từ đó tích cực học tập, tham gia hoạt động Đội, góp phần vào phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Chị Nguyễn Phương Lan, giáo viên Tổng phụ trách Đội liên đội trường THCS Lê Quý Đôn (TPHB) khẳng định.
(HBĐT) - Sáng 15/5, Ban chỉ đạo và kiểm tra thi tốt nghiệp tỉnh năm học 2011-2012 đã tổ chức hội nghị triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Phong trào “Nhận đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó” qua hơn một năm phát động, triển khai thực hiện ở các cơ quan, đơn vị Bộ CHQS tỉnh đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh, góp phần làm vơi đi những khó khăn của nhiều gia đình trên địa bàn.