Ông Nguyễn Hữu Nhân (áo kẻ) cùng gia đình đã tình nguyện ở lại trông coi khu di tích.
(HBĐT) - “Phải học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi” - lời dạy của Bác Hồ vẫn như mới ngày hôm qua với các cán bộ, giáo viên, công nhân và học sinh của trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình năm ấy. Cách đây 50 năm, ngày 17/8/1962, trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình vinh dự được đón Bác về thăm.
Tuy mới chỉ là học sinh lớp 7 nhưng ông Nguyễn Đức Kính ở xóm Trường Yên, xã Yên Mông (TPHB) vẫn nhớ rất rõ không khí của ngày hôm đó. Khu hiệu bộ của nhà trường mà nay là khu vườn nhãn chật cứng người. Khi đứng đó, bản thân ông cùng mọi người không thể ngờ được rằng chỉ ít phút nữa sẽ được gặp Bác. Khi Bác đến, mọi người cùng đồng loạt hô vang “Bác Hồ muôn năm!”. Một cảm xúc ngỡ ngàng, vui sướng tràn ngập trong lòng, trước mắt ông là một vị lãnh tụ mộc mạc, thân thiện và rất đỗi gần gũi. Từng câu, từng chữ Bác dặn dò, ông vẫn nhớ như in: “Các cháu phải đoàn kết giữa thầy giáo với thầy giáo, học sinh với học sinh, nhà trường với đồng bào các dân tộc”. Bác khuyên mọi người: Bây giờ chúng mình xây dựng XHCN, XHCN là làm cho đời sống nhân dân ngày càng sung sướng, ăn no, mặc ấm, được học hành, ốm đau có thuốc. Bác còn căn dặn nhiều vấn đề như: “Phải đoàn kết”, “Phải tôn trọng kỷ luật”, “Vấn đề dân chủ”, “Về nghề phụ”. Học tập NQT.ư 5 (về nông nghiệp), NQT.ư 7 (về công nghiệp) và còn nhiều vấn đề khác mà bản lược ghi lời huấn thị của Hồ Chủ tịch tại trường đã biên tập thành 10 vấn đề. Đó là một tài sản vô giá với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình.
Năm 1991, trường Thanh niên lao động XHCN chuyển thành trường DTNT tỉnh và chuyển lên thị xã Hoà Bình (nay là TPHB). Những CB-GV, công nhân và học sinh đã ra trường còn lại ở khu hiệu bộ của trường, nơi có di tích Bác Hồ về thăm trường và nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình đã được hình thành một làng lấy tên là làng Trường Yên thuộc xã Yên Mông (TPHB). Hiện nay, làng Trường Yên có 75 hộ, 361 nhân khẩu. Trưởng xóm Nguyễn Chiến Mạnh cho biết: Khi làng Trường Yên mới được thành lập, ở đây có 4 nhà xây, còn đều là nhà ở tạm, 70% hộ nghèo, 95% hộ không có phương tiện nghe, nhìn, chưa có điện, đường đi, lối lại là những con đường đất, đá. Là làng không có đất canh tác, người dân Trường Yên chủ yếu phát triển kinh tế từ kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi. Khắc ghi lời Bác dạy, dân làng luôn luôn phấn đấu trong học tập cũng như lao động sản xuất. Hiện nay, làng có hai cơ sở sản xuất TTCN đạt hiệu quả kinh tế cao, một cơ sở sản xuất chổi chít và cơ sở sản xuất hương xuất khẩu sang Malaysia và ấn Độ. Các cơ sở sản xuất TTCN đã mang lại việc làm ổn định cho gần 40 lao động với mức thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/tháng.
ông Nguyễn Chiến Mạnh là cựu học sinh của trường Thanh niên lao động XHCN, sau khi đi bộ đội, ông xin về làm công nhân tại trường. Lập gia đình và sinh được 2 người con. Cũng như bao gia đình khác đều có những khó khăn, vất vả về kinh tế. Trong lúc đó, lời dạy của Bác khó khăn nào cũng vượt qua lại là động lực để ông cùng vợ vươn lên. Không có đất canh tác, ông tập trung vào chăn nuôi gia súc, vợ buôn bán hàng tạp hóa tại chợ. Kinh tế từ đó dần ổn định, ông xây nhà, mua sắm đồ gia dụng, phương tiện đi lại và nuôi 2 con học đại học. Gia đình ông được công nhận văn hóa tiên tục từ năm 1996 đến nay. Trong làng còn nhiều người có hoàn cảnh giống gia đình ông cũng đã vươn lên vượt khó làm giàu như gia đình các ông Bùi Văn ạy, Bùi Văn Tiến, Triệu Văn Sơn...
Từ năm 2009 đến nay, làng Trường Yên không còn hộ nghèo, 100% số hộ có nhà xây, 30% số hộ có nhà kiên cố, 10% người dân có thu nhập từ 30-50 triệu đồng/ người/năm, còn lại bình quân đạt gần 20 triệu đồng/người/năm. Cùng với xây dựng đời sống kinh tế, dân làng Trường Yên chú trọng xây dựng đời sống văn hoá, giáo dục. Từ năm 2003 đến nay, làng Trường Yên liên tục đạt làng văn hoá cấp thành phố. Năm 2005, nhân dân trong làng Trường Yên cùng đóng góp, khởi công xây dựng mới nhà văn hoá, có diện tích sử dụng 120 m2. Đây là nơi sinh hoạt, hội họp và còn là phòng truyền thống lưu giữ các bức ảnh, hiện vật kỷ niệm về Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã về thăm trường.
Năm 2010, khu hiệu bộ cũ của nhà trường được tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa trở thành nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, khu di tích vẫn chưa được trùng tu, xây dựng mà mới chỉ có gia đình ông Nguyễn Hữu Nhân, nguyên Giám đốc, Bí thư Đảng ủy trường Thanh niên lao động XHCN tình nguyện ở lại trông nom. Mong muốn được đầu xây dựng và có phương án bảo vệ khu di tích vẫn luôn là niềm mong mỏi của nhân dân làng Trường Yên nói riêng, của xã Yên Mông nói chung.
Hồng Nhung
Tin từ Đại học FPT ngày 16/5 cho biết, sinh viên của trường này có thể lựa chọn học tiếng Anh tại Philippines hoặc tại Việt Nam.
(HBĐT) - Đồng chí Hà Văn Cươm, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mai Châu cho biết: Quá trình thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non nông thôn (PCGDMNNT), Phòng GD&ĐT huyện đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện tổ chức triển khai, cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp như tiếp tục quy hoạch mạng lưới trường lớp, thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục, tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ các cơ sở GDMN trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở GDMN ngoài công lập, nhóm trẻ gia đình theo đúng các quy định hiện hành, đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục và an toàn cho trẻ.
(HBĐT) - Mô hình “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua hoạt động Đội, cụ thể là công tác giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá cách mạng cho học sinh đã được áp dụng thực hiện tại liên đội trường THCS Lê Quý Đôn từ nhiều năm nay. Thông qua đó giúp các em có hiểu biết sâu rộng hơn về ý nghĩa của những ngày lễ trọng đại gắn với lịch sử dân tộc, từ đó tích cực học tập, tham gia hoạt động Đội, góp phần vào phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Chị Nguyễn Phương Lan, giáo viên Tổng phụ trách Đội liên đội trường THCS Lê Quý Đôn (TPHB) khẳng định.
(HBĐT) - Sáng 15/5, Ban chỉ đạo và kiểm tra thi tốt nghiệp tỉnh năm học 2011-2012 đã tổ chức hội nghị triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Phong trào “Nhận đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó” qua hơn một năm phát động, triển khai thực hiện ở các cơ quan, đơn vị Bộ CHQS tỉnh đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh, góp phần làm vơi đi những khó khăn của nhiều gia đình trên địa bàn.
(HBĐT) - Ngày 14/5, Trường Chính trị tỉnh tổ chức khai giảng lớp quản lý Nhà nước chương trình Chuyên viên chính khoá II năm 2012.