Sau khi Bộ GDĐT có thông báo về việc ngừng tuyển sinh đề án du học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (đề án 322), đã khiến hàng chục ứng viên rơi vào thế bị động, hoang mang.
Ông Nguyễn Xuân Vang - Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GDĐT) nói chuyện với các ứng viên về đề án 322. Ảnh: Kiều Oanh
Hết kinh phí
Theo Bộ GDĐT, những ứng viên đã được Bộ GDĐT phê duyệt trúng tuyển học bổng theo đề án 322 nhưng chưa được đi học nước ngoài, sẽ được xử lý theo hai hướng: Thay đổi chương trình, nguyện vọng theo học đối với những ứng viên đào tạo bậc đại học; hoặc xem xét chuyển sang xử lý trúng tuyển theo diện học bổng đề án 911 đối với những ứng viên tiến sĩ đang là giảng viên đại học, cao hoặc người được xét tuyển đi học tiến sĩ về làm giảng viên đại học cao đẳng, ứng viên thạc sĩ có học lực đại học loại giỏi là giảng viên đại học, có văn bản của cơ sở đào tạo nước ngoài đồng ý tiếp nhận đào tạo thẳng chương trình tiến sĩ. Bộ GDĐT cũng yêu cầu ứng viên phải gửi nguyện vọng đăng ký xử lý học bổng theo một trong hai hướng trên tới Cục Đào tạo với nước ngoài theo địa chỉ trước ngày 1.6 để kịp xử lý. Quá thời hạn trên, bộ sẽ không giải quyết bất cứ trường hợp nào và “hiểu rằng ứng viên không còn nhu cầu đi học tập ở nước ngoài nữa”.
Theo ông Nguyễn Xuân Vang - Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GDĐT). Đề án 322 đến nay đã hoàn thành chỉ tiêu đào tạo cho giai đoạn 2 với 2.000 người, vì vậy Bộ GDĐT không được phép cử thêm người đi học mới trong năm 2012 và không được Nhà nước cấp kinh phí để cử người đi học mới theo đề án này nữa. Hiện nay, Chính phủ đã đồng ý giao Bộ GDĐT xây dựng đề án mới thay thế và trình Chính phủ trong tháng 6.2012. Năm 2013, nếu đề án mới được phê duyệt thì sẽ tiếp tục cử các ứng viên đã trúng tuyển theo quyết định của Nhà nước nhưng chưa đi học. Như vậy, nếu ứng viên không lựa chọn đi học ngay trong năm 2012 theo các chương trình học bổng khác, thì họ vẫn có thể chờ năm sau đi học theo đề án mới.
Ứng viên bức xúc
Ứng viên Ngô Thị Hồng Nhung trúng tuyển thạc sĩ năm 2011 cho biết, đến nay, nhiều người trong nhóm trúng tuyển đi học thạc sĩ tại Pháp theo đề án 322 đã mất 2 năm học ngoại ngữ, được cơ sở ở nước ngoài chấp nhận, thậm chí đã chuẩn bị nhà ở... thì nay nhận quyết định dừng giải quyết thủ tục, yêu cầu chuyển sang nước khác nhưng trong khối tiếng Pháp chỉ có Marốc, nên hầu hết các ứng viên theo học tiếng Pháp đều không đồng ý chuyển.
Không giấu sự thất vọng, “thủ khoa của các thủ khoa” 2010 Tăng Văn Bình cho biết: "Sau khi học một học kỳ ở ĐH Ngoại thương, tôi đã bảo lưu kết quả để đi học thêm tiếng Anh chuẩn bị du học theo đề án 322. Sau gần 2 năm chuẩn bị, tôi đã được một trường tại Mỹ đồng ý tiếp nhận, gửi thư mời nhập học, chỉ còn chờ visa để sang nhập trường. Vậy mà...".
Phan Phương Thảo - sinh viên ĐH Luật Hà Nội, ứng viên du học Pháp: "Bộ GDĐT cần xin lỗi những nhân tài như bọn em...". Ảnh: Thu Hòe |
Anh Phạm Đức Hùng, huy chương vàng Olympic quốc tế môn toán năm 2009 trúng tuyển du học tại Mỹ theo đề án 322 - cũng cho biết: "Tôi đã hoàn tất thủ tục, hồ sơ, được trường ở Mỹ gửi phản hồi đồng ý cho theo học, thế nhưng tôi đã bị hụt hẫng trước thông báo dừng giải quyết du học của bộ".
Phụ huynh của sinh viên Lê Thị Hồng Nhung (trúng tuyển đi học tại Pháp) bức xúc đặt câu hỏi: Tại sao một đề án đã được nghiên cứu kỹ lưỡng qua ba bộ, rồi giao về cho Bộ GDĐT tuyển chọn sinh viên, lập danh sách lại có thể tuyển vượt chỉ tiêu 598 người? Bộ nói rằng do tuyển sinh đi học thạc sĩ, tiến sĩ quá nhiều, vậy tại sao lại ảnh hưởng đến sinh viên hệ đại học? Các ứng viên cho rằng, ngay khi Bộ GDĐT nắm được tình hình của đề án đã không kịp thời thông báo cho ứng viên để tìm ra phương án giải quyết hợp lý và đưa ra nguyện vọng được xét duyệt đúng thủ tục, đúng địa chỉ.
Ông Nguyễn Xuân Vang cho biết, sẽ lùi thời hạn đăng ký nguyện vọng của ứng viên và bảo đảm các ứng viên này vẫn trong danh sách chờ cử du học. Bộ GDĐT đã có tờ trình Thủ tướng với đề xuất giải quyết cho những ứng viên đã có quyết định đi du học theo đề án 322 theo đúng nguyện vọng. Đó là phương án các ứng viên mong đợi trong khi chờ đợi một đề án mới được phê duyệt.
Theo thống kê, hiện có 47 sinh viên học đại học, ngoài ra còn hàng chục người học thạc sĩ bị trì hoãn kế hoạch du học bằng ngân sách nhà nước.
Đề án 322 được phê duyệt từ năm 2000 chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2000 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2010 và kết thúc vào năm 2014. Đề án 322 giai đoạn 2 theo Quyết định 356 cử tổng số 2.000 người đi học. Đến hết 2011 có 2.598 người được cử đi học. Theo nghị định Chính phủ, Bộ Tài chính dứt khoát chỉ có 2.000 chỉ tiêu đi. Chính vì thế, bộ đã có văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ tháng 12.2011 và tháng 3.2012 xin chuyển toàn bộ giảng viên đi học tiến sĩ theo đề án 322 trong hai năm 2010 và 2011 là 1.061 người chuyển sang đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 - 2020 (đề án 911), để đề án 322 còn chỉ tiêu cho số ứng viên đã trúng tuyển 2010 và 2011 đi học năm 2012. Căn cứ vào số liệu của Bộ GDĐT gửi lên, Chính phủ chỉ cho chuyển số dư ra so đề án 322 là 598 sang đề án 911. Đồng thời, Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ GDĐT xây dựng đề án mới có đối tượng tương tự như đề án 322 để trình vào tháng 6 tới. |
Theo Báo LĐ
Nhằm mục tiêu giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của kĩ năng mềm trong phỏng vấn xin việc cũng như mang đến cơ hội nghề nghiệp tốt, Dell và Intel Việt Nam đã tổ chức Ngày hội Tư vấn và Tuyển dụng Việc làm tại TPHCM mới đây.
(HBĐT) - Sáng ngày 20/5, tại huyện Lương Sơn, Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, Chi nhánh tại Hoà Bình đã tổ chức “Ngày hội Prudential tri ân khách hàng” năm 2012. Lãnh đạo Công ty BHNT Prudential, Báo Hoà Bình, UBND huyện Lương Sơn, đại diện phòng GD&ĐT huyện và đông đảo khách hàng đã tới dự.
Nhiều ngành năm nay sẽ rơi vào tình trạng khó tuyển vì hồ sơ đăng ký dự thi quá ít so với chỉ tiêu.
Bộ GDĐT vừa công bố số liệu khái quát tình hình đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ năm 2012. So với năm 2011, tổng lượng hồ sơ giảm khoảng 150.000 bộ.
Thi thử trước mỗi mùa tuyển sinh luôn được nhiều phụ huynh và các thí sinh chọn lựa như một kỳ thi sát hạch phương pháp đánh giá thực lực, khả năng trúng tuyển… Điều đó dẫn đến tình trạng các trung tâm luyện thi đua nhau tổ chức thi thử để thu phí của thí sinh.
Trước sự kiện 3 HS Trường THPT Hà Nội-Amsterdam đoạt giải Nhất lĩnh vực Điện và Cơ khí tại ISEF 2012, GS Vật lý Hà Huy Bằng-ĐHQGHN khẳng định: “Đây là cú hích trong NCKH của giới trẻ”. Bộ GD-ĐT sẽ dành kinh phí hỗ trợ cho các em nghiên cứu phát triển đề tài.