Ngày 21/5, hàng chục ứng viên đã trúng tuyển học bổng ngân sách nhà nước theo đề án 322 đã tới Cục Đào tạo nước ngoài, Bộ GD-ĐT bày tỏ bức xúc trước cách giải quyết của Bộ về việc dừng đề án 322 với lý do chỉ tiêu.
Cú “sốc” đột ngột
Cuộc gặp giữa phụ huynh, sinh viên (SV) trúng tuyển học bổng ngân sách nhà nước theo đề án 322 không được cử đi học năm 2012 với lãnh đạo Cục Đào tạo nước ngoài - Bộ GD-ĐT diễn ra trong không khí căng thẳng bởi thông báo của Bộ GD-ĐT gây ra một cú sốc lớn cho hơn 40 SV đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục du học trong năm nay tại các nước Pháp, Canada và Mỹ.
Vấn đề dẫn đến tình trạng bức xúc này là việc Bộ GD-ĐT thông báo về việc dừng tuyển sinh cũng như tạm dừng đưa ứng viên đi du học trong năm 2012 kèm theo phương án giải quyết được đưa ra là đợi đến khi đề án mới được phê duyệt hoặc lựa chọn các học bổng khác. Trong đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu ứng viên phải thông báo lựa chọn của mình trước ngày 1/6/2012 nếu không sẽ coi như không có nhu cầu đi du học.
Phụ huynh của Vũ Kiều Linh, SV ĐH Ngoại thương cho biết: "Thời hạn Bộ GD-ĐT đưa ra như vậy là “đánh đố” ứng viên. “Phần lớn các ứng viên chưa đi du học được đều thuộc khối tiếng Pháp. Trong khi danh sách Bộ GD-ĐT đưa ra chỉ còn có Ma-rốc là dùng ngôn ngữ này. Thử hỏi nếu là con cháu của mình, có phụ huynh nào yên tâm khi đáng nhẽ con mình được sang Pháp du học nay lại thay bằng Ma-rốc. Đấy là chưa kể chính sách của nhà nước là đưa các ứng viên tài năng học hỏi ở các nước tiên tiến. Vậy nếu như chuyển địa chỉ như vậy, mục tiêu này có đạt được không, có lãng phí công sức, nhân tài hay không?”.
Giải thích của lãnh đạo Cục Đào tạo với nước ngoài về Đề án 322 là đến nay đã hoàn thành chỉ tiêu đào tạo cho giai đoạn 2 với 2.000 người, vì vậy Bộ GD-ĐT không được phép cử thêm người đi học mới trong năm 2012 và không được nhà nước cấp kinh phí để cử người đi học mới theo Đề án này nữa. Hiện nay Chính phủ đã đồng ý giao Bộ GD-ĐT xây dựng Đề án mới thay thế cho Đề án 356 (322) và trình Chính phủ trong tháng 6/2012. Năm 2013, nếu Đề án mới được phê duyệt thì sẽ tiếp tục cử các ứng viên đã trúng tuyển theo quyết định của nhà nước nhưng chưa đi học. Như vậy, nếu ứng viên không lựa chọn đi học ngay trong năm 2012 theo các chương trình học bổng khác thì họ vẫn có thể chờ năm sau đi học theo Đề án mới.
Tuy nhiên, các ứng viên có mặt trong buổi trao đổi ngày 21/5 đều không đồng ý với phương án này. Họ cho rằng việc chuẩn bị để đi du học đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Phương án hiện tại mà Bộ đưa ra không có tính thuyết phục, họ cho rằng ngay khi Bộ GD-ĐT nắm được tình hình của đề án thì cũng không kịp thời thông báo cho ứng viên để tìm ra phương án giải quyết hợp lý. Cùng thống nhất chung đề xuất với Bộ GD-ĐT và Chính phủ, các ứng viên đưa ra nguyện vọng được xét duyệt đúng thủ tục, đúng địa chỉ đã xét duyệt.
Theo Dantri
Thi thử trước mỗi mùa tuyển sinh luôn được nhiều phụ huynh và các thí sinh chọn lựa như một kỳ thi sát hạch phương pháp đánh giá thực lực, khả năng trúng tuyển… Điều đó dẫn đến tình trạng các trung tâm luyện thi đua nhau tổ chức thi thử để thu phí của thí sinh.
Trước sự kiện 3 HS Trường THPT Hà Nội-Amsterdam đoạt giải Nhất lĩnh vực Điện và Cơ khí tại ISEF 2012, GS Vật lý Hà Huy Bằng-ĐHQGHN khẳng định: “Đây là cú hích trong NCKH của giới trẻ”. Bộ GD-ĐT sẽ dành kinh phí hỗ trợ cho các em nghiên cứu phát triển đề tài.
(HBĐT) - Đó là quan điểm, phương châm và mục đích hướng tới của cả hệ thống giáo dục và cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh những năm qua. Với phương châm đó, các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT) đã được triển khai mạnh mẽ, toàn diện, rộng khắp và có chiều sâu ở tất cả các thôn, bản, tổ dân phố, KDC, trong các trường học, cơ quan, đơn vị LLVT...
(HBĐT) - “Phải học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi” - lời dạy của Bác Hồ vẫn như mới ngày hôm qua với các cán bộ, giáo viên, công nhân và học sinh của trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình năm ấy. Cách đây 50 năm, ngày 17/8/1962, trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình vinh dự được đón Bác về thăm.
(HBĐT) - Chiều 18/5, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ em 5 tuổi. Tham dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo, thành viên Ban chỉ đạo PCGD tỉnh; lãnh đạo UBND, phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; lãnh đạo, thành viên đoàn kiểm tra công nhận PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Những ngày này, đội ngũ cán bộ, giáo viên và 127 học sinh lớp 12 trường THPT Ngô Quyền (thành phố Hoà Bình) đang bước vào giai đoạn ôn thi khá bận rộn nhưng cũng đầy nỗ lực, quyết tâm.