Các cháu trường mầm non Unicef trong Hội thi cô và bé với làn điệu dân ca năm học 2011- 2012.
(HBĐT) - Chúng tôi thực sự xúc động khi được tham dự Hội thi cô và bé với làn điệu dân ca của trường mầm non Unicef, phường Hữu Nghị (TPHB). Nhìn những cô, cậu học sinh khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh, tự tin với các phần thi năng khiếu, kiến thức... chúng tôi biết được đó là kết quả nỗ lực không ngừng của đội ngũ giáo viên nhà trường. Với bề dày truyền thống trên 30 năm xây dựng và trưởng thành, trường mầm non Unicef đã và đang là nơi ươm mầm tương lai được đông đảo phụ huynh trên địa bàn tin cậy, gửi gắm con em.
Cô Phan Thị Dung, Hiệu phó trường mầm non Unicef cho biết: Khó khăn lớn nhất của nhà trường hiện nay là cơ sở vật chất được xây dựng từ lâu đã xuống cấp, sân vườn hay bị ngập úng sau mỗi trận mưa do thoát nước chậm, trang thiết bị giảng dạy như đèn chiếu, máy Kidsmart còn ít cho cô và trẻ hoạt động... Nhưng vượt lên tất cả, cô và trò nhà trường luôn thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua, hội thi do ngành phát động. Đặc biệt, để triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo 14 nhóm lớp thực hiện chương trình. Từ đó, các nhóm lớp xây dựng hoạt động cụ thể thực hiện chủ đề phù hợp với từng đặc điểm của độ tuổi trẻ. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho CB, GV tham dự tập huấn do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức. Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán CB, GV, nhà trường thường xuyên tổ chức thăm lớp dự giờ, dự các hoạt động của cô và trẻ nhằm đánh giá, xếp loại giáo viên theo chủ đề. Đối với giáo viên hợp đồng 161, do chế độ còn thấp, trường đã đề nghị với phụ huynh học sinh ủng hộ, hỗ trợ từ 600.000- 1,1 triệu đồng/người/ tháng để các cô yên tâm công tác. Nhờ đó, đến nay, 100% giáo viên nhà trường có trình độ trên chuẩn và đạt chuẩn. Bên cạnh đó, trường chú trọng đến việc cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, có sáng kiến lồng ghép các trò chơi dân gian nhẹ nhàng, phù hợp và khuyến khích trẻ chủ động hoạt động, sáng tạo nâng cao ý thức tự giác và khả năng vận dụng linh hoạt nội dung giáo dục trong tổ chức các hoạt động cho trẻ. Tiêu biểu trong cải tiến phương pháp giảng dạy có các cô: Nguyễn Thị Thảnh, Nguyễn Thị Kim Hoa, Phạm Thị Hồng Nga, Nguyễn Thị Hằng... Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, năm học 2011- 2012, nhà trường đã thống nhất với phụ huynh học sinh nâng mức tiền ăn của trẻ từ 15.000 đồng lên 20.000 đồng/trẻ/3 bữa/ngày. Trường tổ chức ký hợp đồng mua bán thực phẩm đảm bảo an toàn, thực hiện chế biến nuôi dưỡng các cháu theo thực đơn. Tăng cường tận dụng đất đai trong trường trồng rau xanh nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn cho các cháu. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phối hợp với Trạm y tế phường Hữu Nghị tiêm chủng, uống vitamin, phòng- chống dịch bệnh cho trẻ. Nhà trường và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, chất lượng dạy và học của nhà trường không ngừng được nâng lên. Năm học 2011- 2012, nhà trường có 14 lớp với 452 học sinh. Kết quả, khối nhà trẻ có 96,66% cháu phát triển bình thường, chỉ còn 1 cháu suy dinh dưỡng thể nhẹ, 1 cháu thấp còi; khối mẫu giáo có 97,39% cháu phát triển bình thường, 11 cháu suy dinh dưỡng thể nhẹ, 2 cháu thấp còi. Từ năm 2005, nhà trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia. Hiện nay, trường đang tập trung tham mưu với các ngành chức năng thẩm định xây dựng lại toàn bộ trường và phấn đấu đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 vào năm 2014.
Hương Lan
(HBĐT) - Trong 2 ngày 18, 19/5, tại thành phố Hoà Bình, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội thi, giao lưu học sinh giỏi lớp 5 năm học 2011-2012. Mỗi huyện, thành phố chọn cử 1 đội gồm 24 học sinh, trong đó có 12 em tham dự môn tiếng Việt và 12 tham dự môn toán là những học sinh giỏi tiêu biểu xuất sắc của đơn vị tham gia hội thi, giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh.
(HBĐT) - Cuối Hạ (Kim Bôi) là xã vùng sâu, thuộc diện ĐBKK, điều kiện để phát triển KT-XH còn có những khó khăn nhất định. Trong 345 học sinh (năm học 2011-2012) có 179 học sinh (HS) trong diện hộ nghèo, 11 em mồ côi cha, mẹ... Trong điều kiện chung đó, trường tiểu học Cuối Hạ A đã tập hợp được sức mạnh nội lực, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Với học phí thấp hơn của Trường ĐH RMIT Việt Nam khoảng 20 lần và lương của giảng viên như hiện nay thì khó đòi hỏi các trường ĐH công lập phải thu hút nhiều giảng viên giỏi hay nâng cao chất lượng
Sau khi Bộ GDĐT có thông báo về việc ngừng tuyển sinh đề án du học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (đề án 322), đã khiến hàng chục ứng viên rơi vào thế bị động, hoang mang.
(HBĐT) - Sáng 22/5, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp (lần 2) năm học 2011- 2012 và công tác tuyển sinh phổ thông DTNT, THPT năm học 2012- 2013. Tham dự buổi tập huấn có các đồng chí lãnh đạo, thành viên Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh; trưởng, phó các phòng chức năng, nghiệp vụ thuộc Sở; Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường THPT, PTDTNT tỉnh, huyện, liên xã; Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm GDTX trên địa bàn toàn tỉnh.
(HBĐT) - Trường mầm non Hoa Phượng, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) là một trong những trường mầm non của huyện được đánh giá cao về chất lượng giáo dục toàn diện. Trẻ em được huy động ra lớp luôn đạt tỷ lệ cao.