Học sinh trường DTNT Mường Chiềng (Đà Bắc) được quan tâm tạo điều kiện học tập tốt nhất.

Học sinh trường DTNT Mường Chiềng (Đà Bắc) được quan tâm tạo điều kiện học tập tốt nhất.

(HBĐT) - Năm học 2011 – 2012, huyện Đà Bắc có 65 trường, trong đó 20, trường mầm non, 24 trường tiểu học, 17 trường THCS và 4 trường PTCS với 10.583 học sinh theo học, trong đó, học sinh dân tộc chiếm tỷ lệ 89%. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đà Bắc đang từng bước triển khai có hiệu quả công tác giáo dục dân tộc nhằm tạo cơ hội học tập tốt hơn cho các em học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

 

Ông Phạm Quốc Vinh, Phó phòng GD&ĐT huyện cho biết: để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh vùng dân tộc, thời gian qua, ngành giáo dục huyện đã tiến hành khảo sát chất lượng để phân loại học sinh, có kế hoạch phân công giáo viên phụ đạo, bồi dưỡng học sinh yếu kém. Đồng thời, triển khai công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh; tăng cường tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS. Bên cạnh đó, huyện cũng luôn quan tâm đánh giá những ưu điểm, mặt tồn tại để xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp mang tính khả thi để tập trung tạo bước đột phá nâng cao chất lượng GD&ĐT; nâng cao chất lượng giáo viên các trường,  chú trọng dạy kỹ năng và phương pháp học cho học sinh. Ngoài ra, các trường học cũng lấy chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông làm cơ sở để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, bảo đảm khách quan, thống nhất; tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực, sáng tạo chủ động của học sinh, khắc phục kiểu truyền thụ kiến thức một chiều, theo lối thầy đọc, trò chép; áp dụng phương pháp dạy học tích cực gắn với sử dụng thiết bị dạy học, bảo đảm yêu cầu thực hành, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học. Đặc biệt coi trọng đổi mới, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tạo động lực thúc đẩy dạy và học. Huyện triển khai các hoạt động thiết thực để giáo dục tư tưởng, đạo đức, giáo dục truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; giáo dục tinh thần tập thể, tình đoàn kết, ý thức chấp hành kỷ luật và sẵn sàng trở về địa phương công tác sau khi tốt nghiệp… Nhờ vậy, tỷ lệ trẻ em là người dân tộc thiểu số của huyện được huy động đến trường, lớp cao, đạt hơn 90%, chất lượng ngày càng được nâng lên.

 

Đặc biệt, thời gian qua, Đà Bắc đã triển khai hiệu quả nội dung chuẩn bị tiếng Việt và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở bậc học mầm non, tiểu học phù hợp với địa phương, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số mới vào lớp 1; thực hiện tốt việc dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số theo hướng điều chỉnh tăng thời lượng học tiếng Việt bằng cách học 2 buổi trên ngày hoặc học thêm buổi trên tuần; huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp, ưu tiên trẻ 5 tuổi, đồng thời quan tâm đến vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc để tất cả trẻ em 5 tuổi được đi học mẫu giáo một năm trước khi vào lớp 1. Vì vậy, năm học 2011 - 2012, toàn huyện đã huy động được 885/885 trẻ 5 tuổi ra lớp, đạt tỷ lệ 100%.

 

Khắc phục những khó khăn khách quan do đặc điểm địa hình phức tạp, đời sống của nhân dân các xã còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí có sự khác biệt lớn giữa các vùng, Đà Bắc đã luôn quan tâm chú trọng đẩy mạnh thực hiện công tác giáo dục dân tộc ở những vùng khó khăn, cao, vùng xa. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục của huyện đã phát huy tinh thần trách nhiệm, góp phần đưa công tác giáo dục dân tộc của huyện đạt được những kết quả nhất định. Hiệu trưởng trường PTCS Tân Minh, Phạm Xuân Dũng cho biết: Từ quan điểm “thầy giỏi mới có trò giỏi”, ngành GD&ĐT huyện Đà Bắc đã chú trọng đến bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Trong đó, chú trọng tới đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục là người dân tộc thiểu số. Ngay cả ở các điểm trường, hàng năm, chúng tôi cũng được tham dự các lớp tập huấn chuyên đề theo bậc học, ngành học và theo cụm trường, giúp giáo viên có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tiếp cận với phương pháp, kiến thức mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

 

Ông Phạm Quốc Vinh cho biết thêm: Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh vùng đồng bào dân tộc, trong thời gian tới, huyện tập trung vào duy trì ổn định sỹ số học sinh các ngành học, cấp học; tập trung chỉ đạo ổn định, củng cố các nền nếp trong nhà trường và nâng cao chất lượng dạy học, trong đó, chú trọng đến công tác giáo dục dân tộc. Đồng thời tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; đẩy mạnh và tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, đặc biệt là đề án kiên cố hóa trường lớp học, trong đó, tập trung ưu tiên cho các trường xây dựng trường chuẩn quốc gia nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn cũng như đại trà trong tất cả các bậc học.

                                                                         

 

                                                             Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Anh Hương đang hái rau cho phiên chợ ngày mai.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ và nâng cao năng lực quản lý của cấp uỷ

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/3/2007 của Tỉnh ủy (khóa XIV) về công tác tổ chức cán bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đội ngũ cán bộ của tỉnh đã không ngừng phát triển và trưởng thành. Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Qua quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo ngày càng được nâng cao, từng bước góp phần nâng cao năng lực quản lý của cấp ủy.

Thường trực HĐND tỉnh giám sát kết quả thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT năm học 2011-2012

(HBĐT) - Ngày 7/6, Đoàn công tác của TT HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát kết quả thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT năm học 2011-2012 tại Sở GD&ĐT. Tham dự buổi giám sát có lãnh đạo các Ban VH-XH, KT-NS, Pháp chế (HĐND tỉnh), các sở, ngành chức năng của tỉnh.

Phanh phui tiêu cực vì quá bức xúc

Dư luận hiện quan tâm tới việc nên có cách ứng xử ra sao cho hợp tình, hợp lý với thí sinh trực tiếp quay những đoạn phim đó.

Cử nhân vác lúa, bán hàng thuê chờ việc tốt

Tốt nghiệp ĐH, không ít cử nhân chưa kịp vui đã tỏ ra hoang mang trước nguy cơ thất nghiệp. Có những cử nhân hăm hở đi xin việc và chờ đợi mỏi mòn....

Công ty Hoàng Sơn tặng trên 300 suất quà cho học sinh nghèo vượt khó tại huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Nhân dịp tổng kết năm học 2011-2012 và kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, vừa qua, tại huyện Lạc Thủy, Công ty cổ phần ĐTNLXDTM Hoàng Sơn tặng 333 suất quà trị giá 100 triệu đồng cho học sinh nghèo vượt khó có nhiều thành tích trong học tập tại trường tiểu học và trung học cơ sở xã Cố Nghĩa và xã Đồng Môn. Tham dự lễ trao quà có đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh, lãnh đạo Công ty và đông đảo thầy cô, học sinh 2 trường.

Đáp án đề thi và hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp THPT

Chiều 4/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Tổng kết công tác thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục